Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có đáng sợ như các mẹ vẫn thường nghĩ. Đó là hiện tượng các nốt mụn màu trắng có kích thước rất nhỏ nổi trên bề mặt da của bé. Mụn sữa có nhiều cấp độ khác nhau, nhẹ thì sau vài tuần sẽ tự lặn. Còn trường hợp nặng hơn, các mẹ phải dẫn bé đến bác sĩ da liễu nhé. Cùng tìm hiểu cùng Teeny Bling về tình trạng này nhé.
Tại sao mụn sữa lại nổi ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là trường hợp rất thường gặp ở trẻ đặc biệt là trẻ từ 1 tháng tuổi. Loại mụn này thường không có nhân như các loại mụn ở người lớn. Mụn xuất hiện trên da của bé chủ yếu là ở mặt và cằm. Một số trường hợp khác còn mọc ở trên khắp cơ thể như tay chân, và mặt lưng. Với kích thước nhỏ, có màu đỏ hồng hay trắng nên nhiều khi các mẹ sẽ không để ý đến.
Một số nguyên nhân môi trường khiến nhiệt độ cơ thể bé nóng hay mặc những chất liệu khô cũng sẽ có nguy cơ gây mụn sữa ở bé.
Tuy nhiên các nguyên nhân này cũng chưa được xác định rõ ràng. Có các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một số nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh như sau:
- Một số loại thuốc mẹ sử dụng trong thời gian mang bầu bé làm thay đổi cơ thể của mẹ. Từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến trẻ sơ sinh. Không những vậy, việc mẹ cho bé dùng thuốc khi mắc bệnh ở tuổi sơ sinh cũng sẽ gây ra hiện tượng này.
- Sữa bột có chứa 1 hàm lượng đạm albumin, đối với các bé không sử dụng sữa mẹ mà chỉ sử dụng sữa bột. Có khả năng bị mụn sữa cao hơn vì bị dị ứng với thành phần này.
- Thực đơn của mẹ cũng sẽ gây ra hiện tượng này cho bé nếu đồ ăn quá cay nóng. Khi bé bú sữa cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé và gây nổi mụn.
- Ngoài ra, bệnh phì đại tuyến bã cũng gây cho bé bị nổi mụn sữa.
Mụn sữa có tự hết hay không?
Thông thường mụn sữa ở trẻ sau vài tuần đến vài tháng sẽ tự động lặn xuống và hết hẳn. Nếu như các mẹ muốn con nhanh lặn những nốt mụn đó. Có thể tham khảo 1 số cách mà TeenyBling giới thiệu sau đây:
- Sử dụng loại sữa tắm dịu nhẹ cho da bé. Rửa mặt cho bé và giữ vệ sinh cho bé hằng ngày. Tránh trường hợp sữa đọng lại trên mặt bé.
- Không được tự ý thoa các loại kem trị mụn chuyên dụng lên da bé. Vì điều này sẽ gây kích ứng mạnh trên da và ảnh hưởng đến da bé rất nhiều.
- Tuyệt đối không nặn, vì mụn sữa ở trẻ sơ sinh không có nhân mụn. Việc nặn mụn chỉ làm tăng khả năng lây lan của ổ mụn.
- Mặc đồ thông thoáng cho bé, tránh bó sát và không dùng khăn chà lên da bé.
Mụn sữa ở bé có nguy hiểm không
Mụn sữa được xếp vào danh sách các bệnh “lành” ở trẻ. Tự nổi lên và tự lặn xuống mà không cần điều trị. Nếu các mẹ vẫn còn lo lắng thì câu trả lời là “không” nhé. Mụn sữa sẽ không nguy hiểm đến bé nếu ba mẹ biết cách chăm sóc tốt.
Vì là bệnh lành tính nên ba mẹ của bé cũng đừng nên vội vã quá nhiều trong việc mong nó nhanh hết nhé. Khi các mẹ tự ý thoa các kem mụn khác lên da bé sẽ dễ xảy ra biến chứng hơn.
Việc các mẹ, chà xát lên da bé cũng
vậy, nặn hay gãi sẽ khiến da bé hở và dễ gây viêm nhiễm, kích ứng hơn bình thường.
Tuy là bệnh ngoài da nhưng ba mẹ cũng phải thường xuyên kiểm tra tình trạng da bé ở từng giai đoạn. Vì lúc này da bé không còn được mịn màng nên rất dễ tổn thương. Các mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi nhé.
Khi bệnh mụn sữa ở trẻ sơ sinh trở nặng phải làm sao?
Thực tế, nếu như những nốt mụn vẫn ở trên da bé quá lâu. Mẹ nên đưa bé đi đến những phòng khám da liễu uy tín ngay. Vì có một số trường hợp, mụn tiến triển nặng thành mụn mủ hay mụn đầu đen. Lúc này da bé sẽ trở nên nhạy cảm hơn và đau hơn rất nhiều.
Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này, cần phải thoa thuốc và uống kháng sinh tùy thuộc vào kê đơn của bác sĩ. Và đưa bé đi khám định kỳ hằng tuần để xem tình trạng da thay đổi như thế nào.
Vào thời tiết thay đổi, các mẹ nhớ chú ý đến da bé nhé. Tham khảo bài viết của Teeny Bling để biết cách phòng tránh hiệu quả cho con của mình. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo các loại sữa tắm an toàn cho da bé tại cửa hàng của chúng mình. Chúng mình có mã voucher 100k cho mẹ nào mua hàng ở Shopee nhé.