Nguyên nhân bị nôn trớ ở trẻ và cách xử lý

Nguyên nhân bị nôn trớ ở trẻ và cách xử lý

Nôn trớ ở trẻ rất hay xảy ra, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm bé bị biếng ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy cần phát hiện và xử lý kịp thời cho trẻ.

Teeny Bling sẽ mách cho bạn nguyên nhân, cách phòng tránh và cách xử lý khi bé bị nôn trớ

Nguyên nhân bị nôn trớ ở trẻ

Do bé còn nhỏ hệ nên tiêu hóa chưa được hoàn thiện hoàn toàn khiến bé dễ bị nuốt hơi khi bú sữa, nguyên nhân dẫn đến ọc sữa ở trẻ là do lượng hơi này

Cho bé bú đúng cách tránh bị nôn trớ
Cho bé bú đúng cách tránh bị nôn trớ

Nếu tình trạng ọc sữa chỉ xảy ra vào thời gian đầu và  tình hình sức khỏe bé vẫn tốt thì mẹ không cần quá lo lắng.Tuy nhiên, nếu thấy có đờm khi bé nôn trớ, cùng với tình trạng thở khò khè thì rất có khả năng bé bị trào ngược dịch vị dạ dày hoặc là bé bị dị ứng.

Việc trào ngược dịch vị dạ dày dễ khiến tăng tiết đờm dẫn tới việc bé bị ọc sữa và thở khó khăn. Còn dị ứng cơ địa khiến tăng tiết và đờm nhầy bị ứ đọng ở vòm mũi, khiến bé bị nghẹt mũi phải thở bằng miệng.

Khi có đờm ở vùng cổ sẽ dễ khiến bé bị khó khăn trong việc hô hấp và vùng họng có thể bị kích ứng nên khi bé bị nôn trớ sữa sẽ kèm theo cả đờm.

Ngoài ra, khi bị nhiễm siêu vi do virus xâm nhập cũng khiến bị nôn trớ ở trẻ, bé có thể sốt cao, ho, chảy nước mũi.

Bé thường có dấu hiệu chảy nước mũi trong khoảng 1-2 ngày đầu tiên và sau 12-72 tiếng sẽ có tình trạng nôn ói.

Cách phòng tránh nôn trớ ở trẻ

Bé cần được phụ huynh vệ sinh mũi họng 3-5 lần/ngày bằng nước muối sinh lý và phải theo dõi tình trạng của bệnh. Nếu thấy không thuyên giảm thì mẹ cần phải đưa ngay bé đến phòng khám chuyên môn để được khám kỹ hơn.

Đặc biệt lưu ý đến tư thế bé của bé để tránh tình trạng bị nôn trớ. Nên cho bé nghiêng người khoảng 35-45 độ khi bú và bú phía bên trái trước rồi tới bên phải.

Khi bé ngủ nên cho bé nằm hơi nghiêng đầu, đầu được gối cao hơn vai và đổi tư thế ngủ cho bé.

Khi bé vừa bú xong không nên cho nằm liền mà nên bế trẻ trên vai và vuốt nhẹ lưng xuống cho đến khi bé ợ lên.

Cách xử lý nôn trớ ở trẻ

Nếu thấy bé bị sốt, sổ mũi và ho có đờm thì nên cho bé đến các cơ sở thăm khám chuyên môn để biết rõ tình trạng của bé.

Mặt khác có thể sử dụng một số phương pháp tại nhà giúp bé cảm thấy thoải mái hơn như.

Vỗ  nhẹ lưng: Các mẹ nên có thói quen vỗ nhẹ lưng cho bé, điều này giúp phổi bé được lưu thông tuần hoàn máu và lượng đờm trong cổ họng dễ bị đẩy ra bên ngoài hơn.

Khi làm động tác vỗ lưng lưu ý là cho bé nằm hơi nghiêng không gối đầu bé sử dụng khăn bông mềm kê phía dưới mông bé tạo thành góc 15 độ. 

Sau đó, vỗ liên tục nhẹ nhàng trên lưng trẻ từ phổi hướng về phía cổ. Nên thao tác nhẹ nhàng trên lưng bé tránh gây khó chịu hay gây đau trẻ. Võ liên tục khoảng chừng 3 phút thì ngưng

Đối với bé nhỏ thì nên bế bé sau khi vỗ xong, phải bế trẻ ở tư thế thế an toàn và dùng tay dây nhẹ vào cổ bé để bé ho và đờm được bật ra.

Vỗ lưng cho bé
Vỗ lưng cho bé

Không nên cho bé bú qua no trong 1 lần mà nên cho bé bú trong nhiều lần, cách khoảng 2 tiếng cho mỗi lần bú tránh tình trạng bé no bị căng bụng. Khi tác động, lay hay di chuyển khi bé đang bú.

Cho trẻ bú làm nhiều lần và cho trẻ bú đúng cách: Khi trẻ bị trớ sữa có đờm nên cho bé bú làm nhiều lần, mỗi lần bú cách nhau khoảng 2 giờ để tránh trẻ quá no. Không lắc mạnh hay di chuyển khi trẻ đang bú.

Nôn trớ ở trẻ không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng bé cần cung cấp đủ nước, nhất là vào khoảng 12 tiếng sau khi nôn xong. Nên theo dõi tình hình của bé thường xuyên, nếu thấy có các biểu hiện đau đầu, sốt cao,… thì nên cho bé đến cơ sở y tế thăm khám.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp quý phụ huynh trong quá trình chăm sóc con

Tìm hiểu thêm thông tin liên hệ fanpage Teeny Bling!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *