Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy – 1 tình trạng báo động về sức khỏe của bé mà bố mẹ đặc biệt chú ý. Đây là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi chỉ đứng sau bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Vậy cha mẹ cần phải hiểu rõ nguyên nhân và cách phòng tránh cho bé như thế nào cho đúng. Cùng Teeny Bling tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe con mình nhé.
3 dấu hiệu khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Tiêu chảy do bệnh kiết lỵ:
Khi bé có dấu hiệu biến ăn và nằm li bì cả ngày không chịu hoạt động thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Một đặc trưng khác, bé sẽ đi ngoài nhiều lần hơn bình thường. Phân lỏng có màu vàng hoặc xanh hay chưa các loại thức ăn không được tiêu hóa khác. Tuy vậy nhưng mỗi lần bé đi ngoài rất khó khăn và phải mót rặn.
Tiêu chảy do bệnh tả: Ở bệnh này, bé sẽ bị ói và sốt nhẹ ở giai đoạn đầu. Nhưng giai đoạn sau bé sẽ đi ngoài rất nhiều dưới dạng lỏng. Màu sắc phân biệt là phân có màu trắng đục và tanh mùi cá.
Tiêu chảy do mất nước: Tình trạng mất nước ở trẻ là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh tiêu chảy nhất. Một số biểu hiện giúp bố mẹ dễ dàng nhận biết chính là:
- Bé bị khô miệng và môi. Đặc biệt bé sẽ ít đi tiểu hơn bình thường
- Bé có dấu hiệu mệt mỏi, lờ đờ và nằm li bì. Tâm trạng không ổn định dễ cáu gắt với mọi điều xung quanh.
- Da khô đột ngột kém độ đàn hồi săn chắc
- Đối với trẻ sơ sinh, có dấu hiệu thóp trũng 1 vùng nhỏ trên đỉnh đầu của bé. Bố mẹ cần phải đặc biệt chú ý đến trẻ những biểu hiện này.
- Bé có dấu hiệu sốt nhẹ, buồn nôn và nặng hơn có thể ói và co giật.
Nguyên nhân tiêu biểu khiến bé bị tiêu chảy
Ngoài những dấu hiệu trên, còn có 1 số nguyên nhân phổ biến khiến bé mắc bệnh tiêu chảy như sau:
- Hệ vi khuẩn đường ruột mất cân bằng: Việc vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột bé bị mất cân bằng sẽ dẫn đến đau bụng và gây tiêu chảy
- Đường ruột bị nhiễm trùng: Một số vi khuẩn ký sinh khiến bé bị nhiễm trùng đường ruột là virus rota, salmonella và giardia. Khiến bé nôn mửa, sốt kèm theo tình trạng đau đầu.
- Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn toàn vì thế rất dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.
- Một số nguyên nhân khác khiến bé bị tiêu chảy là do thay đổi chế độ ăn. Hoặc thay đổi từ sữa mẹ sang sữa bột quá đột ngột. Vô tình khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi và dung nạp.
4 biện pháp giúp bé khi bị tiêu chảy
Bổ sung nước và chất điện giải đầy đủ cho trẻ sơ sinh
Khi bé bị tiêu chảy, hãy cho bé uống nước nhiều hơn bình thường. Trong sữa mẹ có chất đạm và chất điện giải đầy đủ. Vì thế nếu bé còn ti sữa mẹ, hãy cho bé ti sữa nhiều hơn.
Cho bé uống các loại nước đường từ thiên nhiên như dừa, nước gạo hoặc súp. Đặc biệt để tiện hơn mẹ có thể cho bé sử dụng dung dịch chứa Oresol cho bé. Vừa nhanh vừa cung cấp đủ các chất và đảm bảo năng lượng cho bé.
Chú ý 1 gói chỉ được pha 1 lần với nước sôi để nguội và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho bé.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sau mỗi lần bé đi ngoài. Cho bé uống từng thìa nhỏ liên tục từ 50 – 100ml và 100 – 200ml nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi.
Có chế độ ăn hợp lý cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
- Đối với trẻ sơ sinh mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn và bổ sung các chất dinh dưỡng cho mẹ để sữa cho nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Đối với trẻ ăn dặm, các mẹ hạn chế cho bé ăn thức ăn khó tiêu hóa. Chủ yếu cho bé ăn thức ăn dưới dạng lỏng như cháo hay súp nhưng vẫn phải đầy đủ các nhóm chất cơ bản xơ, đạm, béo, khoáng.
- Có thể bổ sung kẽm cho bé bằng các thực phẩm chứa nhiều kẽm. Để sức đề kháng bé được tốt hơn.
Chăm sóc bé ở những ngày bị tiêu chảy thì 1 chế độ ăn hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị.
Giữ gìn an toàn vệ sinh cho bé
Trong quá trình chăm bé, mẹ nên vệ sinh tay sạch với nước rửa tay. Thường xuyên thực hiện điều này sau khi xử lý chất thải hoặc mỗi lần bé nôn. Ngoài ra, ở những nơi bé nôn hoặc đi ngoài, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ và xịt khử khuẩn. Để phòng tránh những trường hợp vi khuẩn sinh sôi làm bệnh bé tái phát. Mầm bệnh âm thầm phát triển còn có thế lây cho người khác.
Phòng tránh trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Việc các mẹ chủ động trong việc phòng tránh bệnh cho con sẽ giúp bé có 1 sức khỏe tốt hơn và ít mắc các bệnh về đường ruột tiêu chảy.
- Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh và trước khi cho bé ăn uống.
- Cho bé ăn những thực phẩm đã đun sôi và nấu chín hoàn toàn.
- Sử dụng nguồn nước sạch và tránh xa các nguồn nước bị ô nhiễm hoặc không dẫn bé đến những nơi đang có dịch bệnh
- Đặc biệt, nên cho bé tiêm phòng virus tiêu chảy – vacxin rota. Điều này được WHO khuyến khích, tuy nhiên mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi tiêm phòng cho bé.
Trên đây là những nguyên nhân và biện pháp giúp mẹ phòng chống bệnh cho bé hiệu quả hơn. Hy vọng những chia sẻ trên của Teeny Bling đã giúp ích cho các bố mẹ.