Bật mí nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và cách xử lý

Bật mí nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và cách xử lý

Bé nhỏ bị sôi bụng là tình trạng thường gặp trong khoảng thời gian đầu sau sinh làm nhiều bậc phụ huynh lo lắng. 

Hãy cùng Teenybling tìm hiểu nguyên nhân, cách khắc phục và xem tình trạng này có nguy hiểm với bé không nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Trường hợp này xảy ra có thể do có sự tắc nghẽn khí ở những nếp gấp của đường ruột hoặc đoạn nào đó trong hệ tiêu hóa. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường xuất phát bởi những nguyên nhân sau:

Sữa mẹ có vấn đề do ăn uống

Trong tình trạng các mẹ đang cho con bú, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ. Nếu mẹ ăn những thực phẩm nào thì con cũng nhận được nguồn dinh dưỡng tương tự. Vì thế, nêu như mẹ dùng các loại thực phẩm lạ, đồ ăn chứa nhiều đạm, cay, dầu mỡ, tái sẽ làm cho chất lượng sữa bị ảnh hưởng khi bé bú sẽ dễ bị sôi bụng ở trẻ sơ sinh và đi ngoài.

Cho bé bú không đúng cách

Nhiều bé bú ngoài hoàn toàn hoặc thực hiện song song cả hai, nếu lựa chọn loại núm không vừa với miệng của bé, hoặc mẹ cho bé bú không đúng kỹ thuật khiến sữa chảy chậm hoặc quá nhanh làm bé nuốt nhiều không khi vào bụng, điều này dễ khiến bé bị sôi bụng.

Ngoài ra, với các bé bú sữa ngoài nếu tỷ lệ pha sữa không đúng, vệ sinh không đảm bảo cũng gây ra tình trạng trên.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sôi bụng sẽ giúp mẹ có các cách xử lý kịp thời cũng như có cách chăm sóc bé thích hợp. Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết cơ bản khi trẻ bị sôi bụng:

– Bụng bé phát ra tiếng  ọc ọc, ùng ục.

– Bé hay bị nôn trớ, ọc sữa.

– Bé khó chịu, quấy khóc đặc biệt là vào buổi tối, bỏ bú

– Bé bị tiêu chảy.

– Bé có tình trạng bị đầy hơi, ợ hơi, chướng bụng

Cách khắc phục khi trẻ bị sôi bụng

Thay đổi kỹ thuật cho bé bú

Một trong những việc khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng là do bé bú phải không khí. Vì thế, khi cho trẻ bú, mẹ cần lưu ý và chỉnh tư thế cho đúng cách, hạn chế tình trạng này xảy ra một cách tối đa.

Lúc trẻ đang bú mà quấy khóc đồng thời mẹ nghe thấy âm thanh con bị sôi bụng thì nên đổi tư thế bú của bé liền. Hoặc mẹ có thể để trẻ lên vai, vỗ nhẹ lưng cho bé ợ nóng ra bên ngoài. Mẹ cũng có thể cho bé nằm ngửa rồi gập đầu gối chân của bé nhẹ nhàng và liên tục.

Nếu bé bú bình, mẹ nên lựa chọn loại núm vừa miệng bé tránh việc bé nuốt phải nhiều không khí.

Tư thế bú đung cách
Tư thế bú đung cách

Chế độ ăn uống của mẹ

Nêu thấy tình trạng bé bị sôi bụng, xì hơi nhiều, hay đi ngoài, mẹ cần lưu ý lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình. 

Tránh dùng các loại thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, cà chua, quýt, cam, cải bắp, các loại thực phẩm đậu nành,… rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Mẹ nên nạp thêm nhiều chất xơ vào các bữa ăn hàng ngày.

Cho bé đi khám nếu trẻ sôi bụng kéo dài

Nếu mẹ đã thử hết các biện pháp và tình trạng của bé vẫn không giảm thì mẹ nên đưa bé đến các cơ sở thăm khám chuyên môn để kịp thời xử lý và tìm được cách tốt nhất từ hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa trẻ sơ sinh bị sôi bụng

– Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong  năm đầu đời nếu mẹ sữa có thể cho bé bú nhiều lần khác nhau để bé vừa đủ no mà cơ thể của người mẹ cũng điều tiết được lượng sữa tốt hơn.

– Nếu bắt buộc phải dùng sữa công thức thay thế, mẹ cần lưu ý kỹ thành phần, tỉ lệ pha.

– Pha sữa cho trẻ bú đúng cách: Mẹ chú ý nên pha trước khi cho bé dùng 5 – 10 phút, để bình sữa  thẳng đứng giúp phân hủy bọt khí và khuấy nhẹ khi pha để tránh nổi bọt khí.

Pha sữa đúng cách tránh bé bị sôi bụng
Pha sữa đúng cách tránh bé bị sôi bụng

– Cẩn trọng trong việc ăn uống của mẹ, bổ sung nhiều chất xơ và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Với những thông tin bổ ích trên mong rằng mẹ sẽ nuôi dưỡng bé được tốt hơn

Muốn biết thêm thông tin khác liên hệ fanpage TeenyBling

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *