Trong giai đoạn từ lúc sơ sinh đến lúc con 1 tuổi, trọng lượng của các con có thể tăng gấp 3 lần so với lúc sau sinh. Cũng trong thời gian này mà tư thế ngủ và chất lượng của bé cũng thay đổi đáng kể. Cùng Teeny Bling tìm hiểu ngay “Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong 1 năm đầu” qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Để trẻ sơ sinh phát triển cơ thể và trí não nhanh chóng tốt hơn thì chất lượng với thời gian ngủ của bé cũng vô cùng quan trọng. Thông thường chỉ khi nào cơ thể con bị đói hay bài tiết thì các con mới thức giấc thôi.
Còn thời gian khác trong ngày các con thường ngủ do mắt bé chưa thể làm quen với ánh sáng từ môi trường bên ngoài. Hoặc cũng có thể là bé vẫn chưa sửa lại do thói quen nhắm mắt khi trong bụng mẹ hoàn toàn.
Lợi ích của việc ngủ đủ giấc đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh:
- Trong quá trình các bé yêu ngủ giúp tăng tốc độ cao lên ở trẻ sơ sinh.
- Ngoài ra giấc ngủ cũng giúp con phát triển trí não tốt hơn.
- Hệ thần kinh trung ương của con được đảm bảo phát triển bình thường.
- Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp bé có 1 tinh thần thoải mái.
- Ngoài ra nó còn có tác dụng giúp hệ miễn dịch của con tốt hơn.
- Khi bé có giấc ngủ chất lượng sẽ giúp con có hứng thú hơn với mọi vật xung quanh. Từ đó bé chăm tương tác và hoạt bát hơn với mọi người xung quanh.
Mẹ bỉm luôn thắc mắc vậy nếu trẻ sơ sinh ngủ quá nhiều có ảnh hưởng gì không?
Chúng ta đã quá quen với tình trạng các bé luôn ngủ li bì vào ban ngày và thường xuyên quấy khóc vào ban đêm. Theo thời kỳ chu sinh thì các con sẽ ngủ liên tục và chỉ thức giấc khi con đói hay cần đi vệ sinh. Có nhiều đứa trẻ có thể ngủ lên đến 20 tiếng trong 1 ngày.
Khi trẻ sơ sinh được tầm 6 đến 8 tuần tuổi thì hầu hết các bé sẽ dần thay đổi chu kỳ ngủ của mình. Con sẽ ngủ nhiều vào ban đêm thay vì ngủ ngày như thời gian trước đó.
Khi bước vào giai đoạn con được từ 4 đến 6 tháng tuổi, hầu như tất cả các bé thường ngủ một giấc dài khoảng 8 đến 12 tiếng vào đêm. Có nhiều trường hợp các bé có thể ngủ được giấc dài như vậy ngay khi các con được 6 tuần tuổi. Tuy nhiên cũng có các bé sẽ phát triển chậm hơn và phải chờ đến khi con được từ 5 đến 6 tháng thì con mới có giấc ngủ ổn định như bé cùng trang lứa.
Theo các bác sĩ khuyến cáo rằng nếu trong khoảng thời gian này nếu con được ngủ nhiều thì nó sẽ giúp ích rất lớn đến tốc độ phát triển cơ thể và trí não của các bé.
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bị ít hơn so với các bé cùng lứa có làm sao không?
Nếu như các bé con ngủ nhiều trong giai đoạn 1 năm đầu sau sinh có nhiều ưu điểm đến khả năng phát triển và hoàn thiện bản thân như vậy. Do đó nếu con có giấc ngủ kém, khó đi vào giấc ngủ và thường ngủ rất ít trong khoảng con trước 3 tháng tuổi. Thì nó sẽ có rất nhiều ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển cơ thể lẫn não bộ của các bé sau này. Ảnh hưởng đáng kể nhất có thể nói là chiều cao của các con.
Thời điểm hoocmon chiều cao sẽ phát triển tốt nhất của trẻ sơ sinh chỉ khi các con được ngủ vào các khoảng thời gian như 22 giờ – 24 giờ và 2 giờ. Vì đây là những khoảng thời gian giúp con phát triển chiều cao tốt nhất. Nếu con không được ngủ đủ giấc như trẻ cùng trang lứa sẽ dễ khiến con bị cáu gắt, mệt mỏi và không thể tập trung hoàn toàn được.
Tuy nhiên chất lượng của giấc ngủ của các bé sẽ quan trọng hơn rất nhiều so với việc con ngủ nhiều hay ngủ ít. Nếu như con ngủ nhiều mà giấc ngủ chập chờn cũng không tốt tuyệt đối đâu mẹ nhé.
Biểu đồ tóm tắt lịch thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong 1 năm đầu đời
Tuổi | Tổng thời lượng ngủ trung bình | Số lượng giấc ngủ ngắn ban ngày trung bình | Thời lượng ngủ ban ngày trung bình | Tính năng ngủ ban đêm |
0–2 tháng đầu | 15 đến 16 tiếng | 3 đến 5 giấc ngủ ngắn | khoảng từ 7 đến 8 tiếng | Trong những tuần đầu tiên sau em bé của bạn ra đời thì chúng cần nạp thức ăn tầm khoảng cứ 2 đến 3 tiếng/ một lần. Vào giai đoạn cuối tháng 3 thì mẹ nên cho trẻ ngủ dài giấc hơn khoảng 6 giờ mỗi đêm. |
3–5 tháng tiếp theo | 14 đến 16 tiếng | tầm 3 đến 4 giấc ngủ ngắn trong ngày | khoảng từ 4 đến 6 tiếng | Giấc ngủ của các bé sẽ ngày càng ổn định hơn khi con được ngủ dài giấc hơn vào ban đêm. Tuy nhiên khi bước vào giai đoạn từ 4 tháng tuổi thì trẻ thường bị thức giấc nhiều vào giữa đêm. Đây thường là dấu hiệu của việc tăng trưởng của cơ thể con đang phát triển rất tốt. |
6 đến 8 tháng tiếp theo | 14 tiếng | khoảng từ 2 đến 3 giấc ngủ ngắn | 3–4 tiếng | Khoảng thời gian này bé cũng thường bị thức giấc giữa đêm dù con không đói bụng. |
9 đến 12 tháng cuối | 14 tiếng | khoảng 2 giấc ngủ ngắn một ngày | 3–4 tiếng | Trẻ sẽ ngủ dài giấc từ 10 tiếng đến 12 tiếng 2 ngày. Khi con bắt đầu tập đứng bò và nói chuyện thì thường giấc ngủ của các bé thường gặp khủng hoảng. |
Lời kết cuối bài
Trên đây là Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh trong 1 năm đầu dành cho các mẹ bỉm đang quan tâm nhé. Hãy theo dõi trang Shopee Teeny Bling store của chúng tôi để có thể theo dõi nhiều mã ưu đãi hấp dẫn trong tháng khi mua hàng cho mẹ và trẻ sơ sinh nhé.
Teeny Bling – Cửa hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng chăm sóc Mẹ và Bé tại Quận Gò Vấp. Tại Teeny Bling mẹ có thể mua sắm tất cả các sản phẩm sơ sinh cần thiết cho bé như bao tay bao chân, tã dán và quần áo hay là các máy tiện ích để chăm bé dễ dàng hơn như máy hút sữa và máy hâm sữa mẹ nhé.