Mọc răng sữa là một giai đoạn phát triển kèm theo nhiều thay đổi về sức khỏe. Do đó cha mẹ bé cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi của trẻ. Và có cách chăm sóc các bé phù hợp. Mẹ hãy cùng Teeny Bling tìm hiểu về quá trình mọc răng sữa của trẻ sơ sinh. Và những bí quyết chăm sóc khi trẻ mọc răng sữa nhé!
Quá trình trẻ sơ sinh mọc răng sữa
Mọc răng sữa là quá trình răng sữa xuất hiện lần lượt bằng cách trồi ra khỏi các nướu răng. Và chúng thường mọc theo từng cặp. Trẻ sơ sinh thường mọc răng sữa trong khoảng từ 6-8 tháng tuổi. Tuy nhiên có những trẻ có thể mọc răng sữa sớm hơn khi mà trẻ mới 3–4 tháng tuổi. Hoặc cũng có các bé mọc răng muộn khi tới tận 12 tháng tuổi mới mọc. Và có khi có bé phải mất vài năm thì mới mọc hết 20 cái răng sữa. Do đó, khi mà bé mới 8 tháng mà chưa mọc răng sữa thì các mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé.
Khi các răng sữa mọc lên, nó sẽ không cắt qua da thịt nướu của bé gây chảy máu. Mà thay vào đó là các hormone trong cơ thể bé được phóng thích làm cho một số tế bào có trong nướu răng chết. Và chúng tách rời, điều này cho phép các răng đi qua.
Bộ răng sữa của trẻ sơ sinh sẽ hoàn thiện hết trong giai đoạn bé được 3 tuổi đến khi bé được 6–7 tuổi.
Quá trình mọc răng sữa của bé có một số đặc điểm như:
– Bé gái sẽ thường mọc răng sữa sớm hơn là các bé trai.
– Thường thì cứ sau mỗi 6 tháng là trẻ sẽ mọc thêm 4 chiếc răng sữa.
– Răng hàm dưới của trẻ sơ sinh thường mọc sớm hơn răng hàm trên.
– Răng ở cả hai hàm của bé thường sẽ mọc theo cặp. Thường là mọc một ở bên phải và mọc một ở bên trái.
– Răng sữa của trẻ sơ sinh thường có kích thước rất nhỏ và trắng hơn là so với răng vĩnh viễn.
– Vào thời điểm trẻ được từ 2 đến 3 tuổi, tất cả các răng sữa của trẻ sẽ mọc đầy đủ hết 20 cái. Còn khi ở độ tuổi từ 6–12, những chiếc răng sữa sẽ dần được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Trẻ sẽ bắt đầu dần thay răng vào thời gian này. Các mẹ nhớ vệ sinh răng miệng cho bé thật kỹ nhé.
– Mọc răng sữa là 1 quá trình tăng trưởng bắt buộc phải trải qua. Và là quá trình phát triển hoàn toàn tự nhiên của trẻ. Mẹ yêu có thể tham khảo những thời điểm trong bảng dưới đây để biết tầm mấy tháng tuổi thì bé mọc răng sữa nhé. Ngoài ra mẹ cũng nên biết thứ tự mọc răng sữa của trẻ. Và các giai đoạn bé thay răng sữa.
Xử lý những triệu chứng ở trẻ mọc răng sữa
Trẻ sơ sinh mọc răng sữa thường hay quấy khóc và khó chịu khi bị sưng và đau ở chỗ mọc răng sữa. Một số trẻ còn có thể có các tình trạng nặng hơn như sốt, biếng ăn… nên ba mẹ cần có cách xử lý hợp lý. Sau đây là những dấu hiệu mọc răng sữa phổ biến ở trẻ.
1. Trẻ sơ sinh bị sốt do mọc răng sữa
Dấu hiệu: Khi trẻ sơ sinh mọc răng sữa có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Hiện tượng này thường được gọi là sốt mọc răng mẹ nhé.
Cách xử lý khi bé bị sốt do mọc răng: Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé nhé. Nếu thấy trẻ sốt cao 38 độ. Hoặc nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ kèm theo là các dấu hiệu bé bị khó chịu ở lợi. Thì đó có thể là hiện tượng bé bị sốt mọc răng. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy thân nhiệt của con cao hơn 38 độ C thì chứng tỏ bé có thể đang bị sốt do nhiễm vi khuẩn, virus. Hoặc cũng có thể là bị ốm thông thường chứ không phải đơn thuần là do sốt mọc răng gây ra. Khi đó, phụ huynh của bé cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhà để các y bác sĩ theo dõi nhé.
2. Chỗ mọc răng bị đau và sưng lên
Dấu hiệu: Khoảng trước khi bé mọc răng sữa tầm vài ngày, thường chỗ trẻ mọc răng sữa thường bị đau và bé bị khó chịu ở lợi. Vì vậy nên các bé con thường có thói quen cho tay vào miệng để gặm. Hoặc bé thường gặm các món đồ chơi hay thìa mà trẻ có thể cầm trên tay.
Cách xử lý: Cha mẹ có thể giúp bé giảm đau và khó chịu bằng cách hãy cho con gặm những món đồ chơi được thiết kế dành riêng cho trẻ mọc răng sữa nhé. Các mẹ hãy đặc biệt chú ý khi lựa chọn những đồ chơi này. Chúng phải hoàn toàn an toàn và luôn luôn được vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên. Ngoài ra cha mẹ cũng nên lưu ý vệ sinh tay cho bé thật kỹ. Vì trẻ con thường có thói quen xấu là đưa tay vào miệng gặm khi sắp hoặc đang mọc răng sữa.
3. Trẻ sơ sinh bị biếng ăn và quấy khóc khi mọc răng
Dấu hiệu: Trẻ sơ sinh đang trong quá trình mọc răng sữa khiến bé thường bị đau miệng và lợi nên trẻ thường biếng ăn. Thậm chí nó còn khiến bé lười bú và rất ngại uống nước. Trẻ sơ sinh cũng có thể quấy khóc rất nhiều. Khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường. Đặc biệt hiện tượng này xảy ra thường xuyên khi trẻ cảm thấy khó chịu.
Cách xử lý: Khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa, cha mẹ hãy cố gắng dỗ trẻ uống nước thật nhiều hoặc cho trẻ bú sữa. Nếu trẻ đã bắt đầu biết ăn dặm thì mẹ có thể ưu tiên chọn thức ăn lạnh cho bé.
4. Trẻ sơ sinh chảy dãi khi mọc răng sữa
Dấu hiệu nhận biết: Trẻ sơ sinh khi mọc răng sữa cũng khiến trẻ thường chảy dãi nhiều. Nước dãi của bé có thể khiến gây ngứa ở cằm và mặt hoặc ngực của bé trong một số trường hợp.
Cách xử lý: Các mẹ nên chú ý đeo yếm cho trẻ khi bị chảy dãi. Hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên trong ngày. Vệ sinh bằng cách hãy quấn gạc quanh ngón trỏ của mình. Và nhúng chúng vào nước ấm để lau lợi cho trẻ mẹ nhé. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng 1 miếng khăn mềm, sạch sẽ để lau dãi chảy quanh miệng cho trẻ. Và nhớ là hãy cho trẻ uống thêm nước lọc sau khi bé ăn và bú nhé.
Mọc răng sữa ở trẻ sơ sinh còn có rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác như. Bé thích nhai các vật thể rắn. Miệng bị đau, bị loét nướu và đỏ, sưng nướu. Trẻ sơ sinh cũng có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở bên trên. Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu khi bé mọc răng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn mẹ nhé.
Theo dõi blog của Teeny Bling để có thể đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn và hữu ích trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết nhé.