”Bí kíp” giúp trẻ sơ sinh hết vặn mình khi ngủ

'Bí kíp'' giúp trẻ sơ sinh hết vặn mình khi ngủ

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ là 1 hành động cần được bố mẹ chú ý. Nếu trẻ lúc ngủ bé thường xuyên vặn mình, rướn mình hay gồng mặt đỏ. Các mẹ tuyệt đối đừng chủ quan nhé vì những hành động này kéo dài khiến bé dễ bị trớ, chậm lớn, mất ngủ và đặc biệt  ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Vì thế hãy cùng Teeny Bling khám phá ngay “bí kíp” giúp trẻ sơ sinh hết rướn mình, vặn mình khi ngủ dưới đây nhé. 

Bé thường xuyên vặn mình khi ngủ? Nguyên nhân do đâu. 

Để giải thích cho điều này điều này, theo dân gian cho rằng trẻ vặn, rướn mình khi ngủ chứng tỏ trẻ đang phát triển. Nhưng theo khoa học, lý do trẻ vặn mình là vì trẻ chưa làm quen môi trường sống bên ngoài. Vì khi con trong bụng mẹ tử cung quá nhỏ và nó ôm chặt trẻ đến nỗi con không được cử động nhiều ở những tuần cuối thai kỳ. Vì thế khi sinh ra trẻ chưa quen với sự rộng lớn nên thường vặn vẹo, khua tay, múa chân trong tháng đầu sau sinh. 

Theo một số lý giải khác cũng được nhiều bà mẹ truyền tai  nhau là do bé chưa được vệ sinh sạch sẽ lớp lông măng sau lưng trẻ.  Tuy nhiên, theo các chuyên gia về trẻ em việc trẻ hay rướn mình, vặn mình khi ngủ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu canxi.

Lý do trong tháng đầu mới sinh, nhu cầu cần canxi của trẻ rất cao để phát triển về xương nhưng khi rời bụng mẹ, lượng canxi bị giảm đột ngột vì thế tới các hiện tượng rướn người, vặn người, gồng đỏ mặt, khóc và hay thức giấc nửa đêm…

Trẻ sơ sinh hay văn mình khi ngủ
Trẻ sơ sinh hay văn mình khi ngủ

Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ hiệu quả nhất

Rướn mình, vặn mình ở trẻ sơ sinh hoặc khóc tới tím tái mặt kéo dài sẽ rất ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất của trẻ sau này. 

Trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ vì thiếu canxi

Còn có một số trường hợp trẻ bị biến dạng xương chân tay, chậm mọc răng, rụng tóc đặc biệt nguy hiểm hơn là có thể tử vong do co thắt thanh quản vì thiếu canxi. Vì thế để khắc phục hiện tượng này mẹ cần phải bổ sung canxi đầy đủ cho trẻ bằng những cách sau:

  • Việc cho trẻ tắm nắng lúc sáng sớm để trẻ hấp thu vitamin D nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chuyển hóa canxi, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ được canxi hơn. Hiện nay rất nhiều bà mẹ vẫn nuôi con theo quan niệm kiêng cữ như tránh nắng, tránh gió khi trẻ còn trong tháng. Việc kiêng này ảnh hưởng lớn tới việc hấp thụ canxi ở trẻ nhỏ. Bé sẽ không được hấp thụ lượng lớn canxi tự nhiên đến từ môi trường tự nhiên. 
  • Thời gian tắm nắng là  khoảng từ 10 – 15 phút. Mẹ cần cởi bỏ bớt quần áo trẻ , đặc biệt không nên cởi hết một lúc có thể trẻ chưa quen có thể bị cảm nắng. Sau khi tắm nắng xong ta cần lấy một chiếc khăn mềm lau sạch mồ hôi và ngồi trong nơi thoáng mát.
  • Có thể tắm nắng liên tục như vậy cho tới khi trẻ lớn hơn.

Bổ sung nguồn canxi bằng thực phẩm cho cả mẹ và bé 

  • Nguồn canxi có thời điểm này được cung cấp rất nhiều từ sữa mẹ, vì thế người  mẹ cần ăn uống đầy đủ. Tăng cường các thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá ngừ, cá thu,.. và uống thêm các thực phẩm bổ sung canxi để ta có thêm canxi cung cấp cho trẻ qua nguồn sữa mẹ.
  • Các mẹ sau sinh nên kiêng nhiều như chỉ ăn thịt nạc rang khô với mắm, muối, gừng, nghệ, ăn rau luộc thông thường… phải có thực ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng.

Khi áp dụng các cách trên mà bé vẫn tiếp tục vặn mình hay rướn người khi ngủ kéo dài. Ba mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ, để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé. Không nên cho bé uống các loại vitamin D bên ngoài nếu không có sự kiểm duyệt của bác sĩ. Tình trạng thiếu canxi ở bé sẽ được bác sĩ chẩn đoán ở mức độ và giai đoạn nào. Sau đó mới được kê đơn và bổ sung canxi hợp lý.  

Có thắc mắc hãy liên hệ ngay với Teeny Bling để được giải đáp thắc mắc sớm nhất nhé. Hy vọng những chia sẻ trên giúp ích được 1 phần trong quá trình chăm con của các mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *