Cách Xử Trí Nhanh Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng khá phổ biến, nhất là ở những bé mới chào đời. Ngoại trừ những yếu tố bệnh lý, ọc sữa hay nôn trớ ở bé khá phổ biến và vô hại, bố mẹ đừng nên quá lo lắng. Cùng Teeny Bling xử trí và ngăn tình trạng ọc sữa cho con bằng những cách sau!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Theo nghiên cứu của MayoClinic, trong 3 tháng đầu đời có hơn 50% số trẻ sơ sinh bị ọc sữa. Tình trạng này thường do bé bú quá nhiều, lượng sữa trong dạ dày sẽ trào ngược lên gây tình trạng nôn hay còn gọi là ọc sữa.

Ở người trưởng thành, giữa thực quản và dạ dày sẽ có các nhóm cơ giữ các chất ở lại trong dạ dày. Nhưng ở các bé sơ sinh, nhóm cơ này chưa phát triển. Nếu trẻ bị ọc sữa nhưng vẫn bụ bẫm, chỉ số BMI ở mức tốt, thì bố mẹ không cần lo lắng quá nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ bị ọc sữa do yếu tố bệnh lý

Ở những trường hợp khác. Trẻ bị ọc sữa nhiều lần trong ngày và liên tục, có thể mắc các bệnh lý:

  • Chứng hẹp phì đại môn vị: biểu hiện bệnh là trẻ không ọc ngay sau khi bú và không có dịch vàng hay dịch xanh trong bãi nôn. Sau khi ọc, trẻ đòi bú lại ngay.
  • Trẻ bị lồng ruột: bé đột ngột nôn ói, kèm theo khóc thét dữ dội, người xanh tái, đại tiện kèm máu trong vòng 6 giờ sau đó. Bệnh thường gặp ở bé trai thừa cân, dưới 24 tháng tuổi, và nhiều nhất ở các bé khoảng 3 – 6 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa kèm theo thở khò khè

Khi bé kèm theo biểu hiện thở khò khè hay ọc sữa lên đường mũi. Bố mẹ nên cân nhắc những bệnh lý phức tạp hơn:

  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: khi trẻ bị trào ngược dà dày nặng, sữa bị ọc qua đường hô hấp, kích thích cơ chế tăng tiết đờm. Gây tiếng thở khò khè. Tình trạng khò khè thường xảy ra lúc bé đã được ăn no, ở vài bé, có thể xảy ra khi bé đang khóc, ho hoặc đang cáu bẩn.
  • Trẻ bị viêm đường hô hấp: các bé sơ sinh thường có gặp bệnh lý đường hô hấp do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện. Dưới tác động của môi trường xung quang, đàm nhớt bị tích tụ tại niêm mạc mũi và làm cho bé bị ngạt mũi phải thở bằng đường miệng. Khi thở bằng miệng trong thời gian dài làm vũng niêm mạc họng bị khô, kích thích phản xạ nôn và hệ quả là bé bị ọc sữa.

Phân biệt giữa trẻ sơ sinh bị ọc sữa và nôn trớ

Nhiều người lầm tưởng hai biểu hiện này là một. Về cơ bản, trẻ đều đẩy chất trong dạ dày ra ngoài và thường xảy ra sau khi bé được ăn no. Tuy vậy, có một vài điểm khác nhau giữa hai tình trạng này:

  • Trẻ bị ọc sữa: khi bé bị ọc sữa sẽ giống như việc ợ hơi. Thức ăn được đẩy ra ra ngoài với một lượng ít, cơ hoảnh dùng ít hoặc không có lực. Lượng sữa ọc ra dễ dàng và bé không cảm thấy khó chịu.
  • Trẻ bị nôn trớ: lượng thức ăn hay lượng sữa bị trào ra mạnh mẽ và thường kèm theo sốt, quấy khóc. Trong tình huống này, bé rất khó chịu, phụ huynh cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ nhanh nhất nhé!
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Cách xử lý khi trẻ bị ọc sữa hay nôn trớ

Ngay khi trẻ có biểu hiện nôn hay ọc sữa, bố mẹ cần nhanh chóng nghiêng đầu trẻ sang một bên. Điều này giúp chất nôn không bị sặc vào phổi. Sau đó, làm sạch chất nôn trong khoang miệng, mũi, họng của trẻ bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay, thấm hết chất dơ vào trong khăn.

Trong trường hợp trẻ bị sặc sữa, sau đó tím tái, cứng người… Bố mẹ cần ngay lập tức thực hiện động tác sau:

  • Vỗ lưng: nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp để dễ tống chất nôn ra ngoài. Đỡ đầu trẻ nghiêng mặt, vỗ liên tiếp 5 lần đủ mạnh vào vùng giữa 2 bả vai theo chiều xuống và ra trước. Sau khi vỗ xong, bố mẹ xoay mặt trẻ lại, kiểm tra xem bé đã thông đường thở chưa, nếu chưa có dấu hiệu hồi phục, nhanh chóng tiến hành ấn ngực.
  • Ấn ngực: giữ nguyên bé ở tư thế ngửa, dùng 3 ngón tay ấn vuông góc xuống 1/3 xương vùng

Cải thiện tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Cải thiện tình trạng ọc sữa như nào ? Teeny Bling gợi ý bố mẹ một số cách cải thiện như sau:

Nên chia nhỏ khẩu phần ăn  

Để tránh tình trạng bé hay ọc sữa, mẹ không nên cho bé cho bé bú quá no cho một lần dùng bữa. Mẹ hãy chia nhỏ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, và lượng sữa được giảm bớt trong mỗi lần.

Tuy mẹ sẽ vất vả hơn, nhưng bé sẽ tiêu hóa dễ dàng hơn.

Không đặt trẻ nằm khi đang bú

Hệ tiêu hóa còn non nớt của bé sẽ không xử lý được lượng không khí khi bé nuốt phải khi bú. Và nếu lúc này, mẹ cho nằm ngay, ọc sữa sẽ dễ dàng xảy ra.

Vì vậy, sau khi bé dùng bữa xong, Teeny Bling nhắc mẹ:

  • Bế bé trên tay hay nằm trên tay.
  • Vuốt nhẹ lưng bé (không vỗ), sau 15 – 30p có thể cho bé nằm.
  • Kích thích bé ợ hơi để giúp bé đẩy lượng khí thừa ra ngoài.

Với những dòng chia sẻ trên, chắc hẳn phụ huynh đã an tâm hơn khi cho bé bú bình, cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa cũng đơn giản mẹ nhỉ. Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn gì, đừng ngại inbox fanpage để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian nhanh nhất. Cùng nhiều mã ưu đãi, freeship đang chờ mẹ tại shopee Teeny Bling

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *