Ăn dặm là cột mốc đáng nhớ và quan trọng trong quá trình phát triển của con. Nhưng đối với những bậc phụ huynh lần đầu làm bố mẹ sẽ còn nhiều bối rối khi lần đầu cho con tập ăn. Làm sao để con ăn ngon, không quấy? Thực đơn như nào mới phù hợp với con? Để những tình huống xấu không xảy ra, phụ huynh hãy cùng Teeny Bling tham khảo 8 điều lưu ý khi cho con ăn dặm dưới đây:
Ăn dặm là như thế nào?
Ăn dặm là cột mốc cần thiết và quan trong với bất kỳ đứa trẻ nào, không chỉ giúp dung nạp nguồn dinh dưỡng tốt hơn, mà hình thành những kỹ năng mềm giúp con tự lập sau này. Hiện nay, bố mẹ đã có nhiều lựa chọn hơn trong phương pháp dạy con ăn dặm: ăn dặm truyền thống, ăn dặm BLM hay ăn dặm kiểu Nhật,…
Trẻ từ 4 – 6 tháng, mẹ đã có thể tập cho bé ăn. Trẻ dưới 4 tháng tuổi sẽ không thể tiêu hóa thực phẩm gì ngoài sữa. Trẻ sau 6 tháng tuổi nên được ăn dặm, vì:
- Nguồn sữa mẹ hay sữa bột không còn cung cấp được những dinh dưỡng thiết yếu cho giai đoạn phát triển này.
- Hoạt động nhai giúp phát triển cơ hàm, lưỡi,… nhóm cơ cần thiết cho bé tập nói.
- Giúp trẻ có phản xạ nhai.
Những tác hại khi cho con tập ăn dặm quá sớm hay quá trễ
Ngoài độ tuổi, chờ đợi dấu hiệu thích hợp. Bố mẹ đừng cho con tập ăn quá sớm hoặc quá trễ vì có thể gây những tác hại sau:
Nếu bé ăn dặm quá sớm:
- Bé lười bú mẹ.
- Hệ tiêu hóa còn non nót, chưa sẵn sàng để xử lý thức ăn thô.
- Gia tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, nguy cơ dị ứng.
- Làm tăng áp lực lên hệ bài tiết của con.
Nếu bé ăn dặm quá trễ:
- Trẻ phát triển kém vì thiếu hụt dưỡng chất cần thiết.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của con.
- Làm bé chậm phát triển các bộ kỹ năng như: nhai, nuốt, cầm, nắm, nói,…
Những điều lưu ý khi cho con ăn dặm
Hiểu được những khó khăn, áp lực khi cho bé dùng thức ăn thô lần đầu, Teeny Bling mách bố mẹ những lưu ý khi cho con ăn dặm lần đầu sau:
Thời điểm thích hợp cho bé tập nhai
Thời điểm vàng cho bé ăn dặm là bé khoảng 4 – 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, ngoài yếu tố độ tuổi, bố mẹ hãy chú ý đến dấu hiệu phát triển của con. Con có đang tập ngồi, ngồi vững được chưa (cùng với sự trợ giúp bên ngoài). Hoạt động cổ của con đã vững vàng chưa. Bố mẹ cũng nên thường xuyên tình trạng răng, lợi để chắc chắn rằng bé đã có thể nhai và nuốt thức ăn nhé!
Mẹ vẫn nên cho bé dùng sữa bột/sữa mẹ
Con đã có thể ăn thì mẹ cũng đừng bỏ nguồn sữa mẹ, sữa công thức. Trẻ tập ăn là cơ chế bổ sung dưỡng chất, không phải là dấu hiệu thay thế hoàn toàn sữa mẹ và sữa bột. Vì thế, thực phẩm thô ở giai đoạn này chỉ là món thêm vào bữa ăn mọi ngày của con.
Tập ăn dặm cho bé bằng ngũ cốc
Ngũ cốc là loại thực phẩm dạng rắn tốt để bắt đầu cho con ăn dặm. Trong ngũ cốc và các loại hạt tổng hợp chứa rất nhiều chất sắt cùng nhiều khoáng chất và vitamin khác. Mẹ có thể dùng gạo hoặc trộn ngũ cốc cùng sữa mẹ/sữa bột để tập bé làm quen với thức ăn dạng mới này.
Bổ sung rau quả và trái cây cùng lúc
Một bữa ăn đủ chất nên bao gồm: trái cây, rau quả, ngũ cốc và thậm chí cả các loại thịt xay nhuyễn. Để bảo đảm thức ăn không bị mất chất, mẹ hãy hấp thay vì luộc các nguyên liệu với nhau. Khi cho bé dùng bữa, hãy để ý những thực phẩm nào con không thích hoặc gây dị ứng cho con mẹ nhé! Đây cũng là phản ứng quan trọng của con mà mẹ cần lưu ý khi cho con ăn dặm.
Không dùng sữa bò và mật ong
Theo khuyến nghị của các bác sĩ chuyên khoa nhi, phụ huynh chỉ nên cho con dùng sữa động vật, đặc biệt là sữa bò, khi bé được một tuổi trở lên. Sau 2 tuổi, men tiêu hóa lactose sẽ giảm dần gây nên tình trạng không dung nạp được sữa. Các biểu hiện thường gặp như đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy và có thể là buồn nôn.
Nhưng phụ huynh quá lo lắng, tình trạng không dung nạp lactose xảy ra ở số ít trẻ có vấn về đường ruột, một số ít nữa là do yếu tố di truyền.
Đừng ép con ăn mẹ nhé!
Đừng vì con không thích một món ăn mà mẹ tỏ thái độ bực tức hay quát mắng con ” kén cá chọn canh”. Ở những trẻ giai đoạn này cần nhiều thời gian để làm quan với vị giác, làm quen dần với thức ăn. Vì thế, mẹ đừng cố bón cho con hay đánh lừa con bằng đồ chơi.
Chơi đùa cùng con trong bữa ăn
Sau một hồi “vật lộn” với con, thì việc luôn tươi cười dịu dàng đối với mẹ thì gần như không thể đúng không nào? Điều này nghe có vẻ quá sức với mẹ, nhưng hãy nhớ rằng bạn là hình mẫu cho con, chúng học hỏi thế giới ngay trong những khoảnh khắc này.
Cho bé tự do cằm nắm thức ăn
Ngoài việc chăm chút vị giác thì cảm xúc của bé với thực phẩm cũng quan trọng không kém. Nếu mẹ sợ bừa bộn, hãy dùng dụng cụ hỗ trợ ăn cầm tay (finger food). Vật dụng này sẽ giúp bé ăn thỏa thích những thực phẩm dễ gây hóc như lựu, chuối, nho,…
Trên đây là những chia sẻ của Teeny Bling, phụ huynh có thể tham khảo và không phải vất vải khi cho bé ăn dặm lầm đầu. Bố mẹ có thể theo dõi Fanpage để nhận được những thông tin hữu ích nhanh nhất nhé! Ngoài ra những voucher giảm giá, freeship đang chờ mẹ tại gian hàng Shopee Teeny Bling.