Hầu hết hơn 80% trẻ sơ sinh có vết bớt xanh ở các vị trí khác nhau khi vừa chào đời. Vậy sự thật về vết bớt này được lý giải dưới góc độ khoa học như thế nào và quan niệm dân gian xung quanh chúng. Teeny Bling cùng các vị phụ huynh tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Vết bớt xanh theo quan niệm dân gian
Chắc hẳn không ít mẹ trẻ bị giật mình bởi những mảng xanh trên cơ thể thiên thần nhỏ của mình, chúng có thể lốm đốm li ti cũng có thể là những mảng lớn bao phủ cả mông trẻ. Những mảng xanh này có thể đậm, nhạt và ở nhiều vị trí khác nhau tùy vào mỗi trẻ. Và cũng vì sự không thẩm mỹ của những mảng xanh này mà các bậc phụ huynh lo lắng liệu vết bớt xanh này có gây hại hay là một biểu hiện bệnh lý nào ở trẻ không.
Theo ông bà ta, vết bớt này là một cách “đánh dấu” của vị thần phụ trách vấn đề sinh ở, con cái hay còn gọi là bà Mụ. Những đứa trẻ có tính cách nghịch ngợm, phá phách trong quá trình “tạo hình” sẽ bị bà Mụ đánh dấu ở mông, tay hay bất kỳ vùng nào khác.
Còn ở Trung Quốc, trẻ em trước khi chào đời được cho là những thiên thần bên cạnh Thượng Đế. Mỗi thiên thần đều bị Thượng Đế kiểm soát bằng cách nắm đuôi của mình trong quá trình tìm mẹ ở nhân gian. Tuy nhiên, sẽ có vài thiên thần vì quá đáng yêu đến nỗi Thượng Đế không nỡ rời xa, trong lúc quẫy đạp để đến với mẹ mình đã bị đứt đuôi, vết tích của chiếc đuôi ấy sẽ được thể hiện bằng những vết xanh tồn tại trên cơ thể khi chúng đến với nhân gian.
Cách trị vết bớt tại nhà
Một số chị em mách nhau cách trị vết bớt tại nhà bằng cách chà tôm sống đã lột vỏ lên vùng da này của con. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến khích không nên tự điều trị vì da trẻ ở độ tuổi này khá nhạy cảm và mỏng manh, các tác động bên ngoài sẽ dễ gây kích ứng. Thay vào đó các mẹ nên tập trung giữ ẩm cho da cho bé. Teeny Bling xin gợi ý top 4 sản phẩm kem dưỡng ẩm cho bé tốt nhất.
Lý giải khoa học về những vết chàm xanh
Theo thuật ngữ chuyên môn, những mảng xanh được gọi là bớt mông cổ, chúng thuộc nhóm bớt sắc tố và có liên quan đến sự di truyền trong gia đình. Chúng có đa dạng kích thước, sắc tố thể hiện cũng đa dạng như tím, nâu, xanh, xám nhìn như vết bầm đôi khi vùng da ấy thô ráp và có lông tơ. Khoảng hơn 80% trẻ em chào đời với loại bớt sắc tố này trên cơ thể với mức độ ít nhiều khác nhau.
Nguyên do chính cho hiện tượng này là do những tế bào sắc tố (Melanocytes) tụ lại quá nhiều tại lớp hạ bì (da) sẽ tạo thành vết bớt như phụ huynh thường thấy ở trẻ sơ sinh.
Vậy vết bớt có khỏi không?
Theo dữ liệu lịch sử y khoa, các vết chàm này là bệnh da lành tính sẽ tự khỏi theo thời gian một cách tự nhiên và biến mất hoàn toàn khi trẻ khoảng 5 tuổi. Nhưng đối với những vết bớt cứng đầu, bé sẽ cần can thiệp biện pháp thẩm mỹ.
Như vậy, dù theo lý giải khoa học hay quan niệm dân gian, những vết chàm này là một bệnh ngoài da lành tính ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Để tặng con một làn da khỏe, các mẹ chỉ cần tập trung vào dưỡng ẩm và giữ vệ sinh da cho con.
Theo dõi Fanpage Teeny Bling để nhận được những thông tin bổ ích và được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.