Mòn chân răng ở trẻ – hiện tượng luôn luôn gặp phải của các bé hiện nay. Trong giai đoạn bé mọc răng, bé đã tập làm quen với việc nhai nuốt thức ăn. Chính vì thế ở giai đoạn này, tuy thức ăn bé nạp vào cơ thể không ảnh hưởng nhiều đến răng nhiều. Nhưng nếu không biết vệ sinh kỹ thì hiện tượng ăn mòn chân răng ở trẻ sẽ hình thành dần. Cho đến khi lớn thêm, răng bé sẽ hư hay còn gọi là bị siết răng. Vậy có cách khắc phục tình trạng này không? Cùng Teeny Bling tìm hiểu ngay nhé!
Những nguyên nhân khiến bé bị mòn chân răng có thể mẹ chưa biết
Khoảng 6 tháng tuổi đầu đời bé sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Sau đó răng sữa sẽ hoàn thiện dần qua những năm tiếp theo phục vụ cho bé ăn uống và học nói. Không những thế, răng sữa còn mang 1 vai trò quan trọng trong việc giúp bé định hình vòm răng cho các răng vĩnh viễn – răng cấm mọc lên. Nhưng không vì đó là răng sữa mà mẹ không để ý đến nhé. Hãy chăm sóc răng miệng cho bé ngay từ đầu và tập cho bé thói quen này.
Mòn chân răng có thể xảy ra với rất nhiều nguyên nhân. Chung quy vẫn là lớp men răng bên ngoài bị hỏng khiến bé bị sâu răng.
Thường gặp nhất là do không vệ sinh răng miệng kỹ. Có thể là do sự chủ quan của bố mẹ và do trẻ lười đánh răng. Vì thế, hãy tập cho bé 1 thói quen vệ sinh răng miệng từ sớm và giám sát bé mỗi khi bé đánh răng.
Mòn chân răng ở trẻ cũng đến từ thực phẩm bé ăn hằng ngày. Những thức ăn và đồ uống có acid cao sẽ khiến chân răng của bé bị hỏng và mòn nếu sử dụng acid quá nhiều. Acid sẽ ăn mòn dần chân răng của bé, khiến men răng hư, răng đen và mỏng dần sau đó. Khi bé mòn chân răng thì Florua – khoáng chất có sẵn giúp tăng cường men răng cũng từ đó mà mất theo.
Dấu hiệu bé đã bị mòn chân răng
Như đã nói ở trên, ăn mòn chân răng diễn ra suốt quá trình thay răng ở bé. Giai đoạn đầu mẹ sẽ rất khó để nhận ra. Cho đến khi trên răng bé xuất hiện những đốm đen thì mẹ mới phát hiện. Lúc này răng bé đã bước vào giai đoạn trở nặng và sắp hư hoàn toàn. Vì thế bố mẹ nên để ý thật kỹ và cho con đi khám răng định kỳ nhé.
Teeny Bling sẽ giới thiệu cho các bố mẹ một số dấu hiệu nhận biết bé đã bị mòn chân răng ngay dưới đây:
Bé đột nhiên đau răng
Khi men răng không còn bảo vệ được răng bé. Mỗi khi có vi khuẩn xâm nhập bé sẽ dễ bị đau răng hơn bình thường.
Phát hiện răng bé có màu lạ và xỉn màu hơn
Ở những vị trí bị mòn chân răng, chính vì lớp men bị mất nên nếu để ý kỹ sẽ thấy 1 dải màu trắng ngay gần chân răng bé. Ngay lúc này, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, lớp màu trắng xỉn màu này sẽ từ từ ngả sang màu vàng đậm, nâu thậm chí là màu đen. Sâu răng cũng từ đó hình thành trên răng của bé.
Răng bé trở nên nhạy cảm hơn khi mòn chân răng
Khi ăn hoặc uống những đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến bé bị buốt răng. Hiện tượng này cũng khiến bé biếng ăn hơn. Khi bé nói đau răng hoặc có hiện tượng biếng ăn, hãy kiểm tra răng miệng của bé ngay nhé.
Mòn chân răng ở trẻ khiến nướu sưng
Ngoài dấu hiệu nhận biết trên răng, thì nướu cũng là một dấu hiệu mà mẹ không thể bỏ qua. Nướu bé có thể sưng tấy lên và còn có thể chảy máu khi không có tác động.
Mùi răng miệng trở nên nặng hơn
Khi bé gần gũi với mẹ, nếu như cảm thấy hơi thở của bé nặng mùi hơn bình thường. Hãy kiểm tra răng miệng của bé, vì lúc này chính là lúc răng miệng của bé đang gặp vấn đề.
Cần làm gì khi bé bị mòn chân răng
Mòn chân răng ở trẻ cũng được coi như 1 loại bệnh. Các phương pháp khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này còn phụ thuộc vào mức độ mòn răng ở bé. Dưới đây là 1 số biện pháp cho mẹ tham khảo:
Đối với trường hợp mới bắt đầu bị ăn mòn
Trang bị cho bé một loại kem đánh răng chứa khoáng chất Florua. Giám sát bé mỗi lúc đánh răng và sử dụng thêm nước súc miệng cho bé. Nhằm cung cấp thêm khoáng chất giúp bé loại bỏ vi khuẩn và bảo vệ răng tốt nhất.
Đối với trường hợp mòn chân răng ở trẻ trở nặng
Nếu răng bé đã bị ăn mòn hết và dẫn đến sâu răng. Bố mẹ nên đưa con đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra ngay nhé. Lúc đấy, bác sĩ sẽ tiến hành khám và đưa ra giải pháp tốt nhất phù hợp với bé.
Một số lưu ý cho mẹ khi ngừa mòn chân răng ở trẻ
Ngoài các biện pháp xử lý khi bé gặp vấn đề về răng miệng, bố mẹ có thể tham khảo một số lưu ý khác dưới đây.
- Khi bé ngủ hãy tháo núm giả ra, tránh tình trạng cho bé ngậm bình sữa khi ngủ.
- Vệ sinh đều đặn răng miệng cho bé và cho bé uống 1 ít nước tráng miệng sau khi uống sữa
- Vệ sinh núm vú và bình sữa thường xuyên bằng nước ấm hoặc máy tiệt trùng
- Đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần
Và đó là những nguyên nhân gây ra tình trạng mòn răng ở trẻ mẹ có thể tham khảo. Và “tất tần tật” những biện pháp đã được Teeny Bling chia sẻ. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ ngay để được chúng mình tư vấn nhé!