Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng có thể do cơ thể thiếu chất, hoặc chế độ ăn không khoa học hay bé mắc phải một số loại bệnh về tay – chân – miệng. Khiến bé cảm thấy khó chịu, đau rát và chán ăn. Quý phụ huynh cần phát hiện sớm để điều trị cho bé kịp thơi để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
TeenyBling sẽ chỉ ra một số nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng cho bé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trẻ sơ sinh cũng không ngoại lệ. Nó có thể là các biểu hiện thường gặp báo hiệu hệ miễn dịch của hệ hô hấp đang bị yếu. Nếu xảy ra quá thường xuyên cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên môn để được thăm khám chuẩn xác.
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng như:
Do trong miệng có vết thương: Có thể trong quá trình ăn uống hoặc tác động bởi bên ngoài khiến bên trong miệng bé bị thương làm bị lở loét như bị nhiệt miệng. Hoặc khi mẹ vệ sinh miệng cho bé có thể vô tình tác động mạnh vào nướu cũng gây tổn thương cho bé
Do uống sữa còn nóng: Có thể trong quá trình dùng sữa mẹ không chú ý sữa còn nóng làm bé bị bỏng rát bên trong miệng cũng gây lở loét.
Do chế độ dinh dưỡng: Với các bé sơ sinh thì sữa mẹ là nguồn cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé nên nếu mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng có thể khiến con bị thiếu chất theo. Mặt khác với các bé trên 6 tháng tuổi nếu ăn uống không khoa học cũng khiến trẻ bị nhiệt miệng.
Trẻ bị nhiệt miệng khi thiếu kẽm, sắt, folic hoặc các vitamin nhóm B.
Do bị bệnh: Khi trẻ bị bệnh và sử dụng thuốc điều trị có thể gây nóng trong người, khô và tạo nên nhiệt miệng.
Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng
Đối với bé nhỏ một số cơ quan còn rất non và yếu, hệ miễn dịch cũng chưa hoàn thiện. Do đó việc sử dụng một số loại thuốc Tây rất hạn chế vì có thể ảnh hưởng xấu đến gan và thận. Và trẻ bị nhiệt miệng cũng là vấn đề không quá nguy hiểm, các mẹ có thể tự chăm sóc và điều trị cho bé ở nhà bằng một số phương pháp sau:
Cho bé bú nhiều hơn
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất vì bé trong giai đoạn này chưa thể ăn gì. Mà bên trong sữa của mẹ có chứa rất nhiều các vitamin và dưỡng chất tốt, có khả năng kháng khuẩn cao hỗ trợ ngăn ngừa các virus gây hại xâm nhập.
Dùng rau mồng tơi, rau ngót
Hai loại rau này đều có tính hàn giúp cơ thể bé được giải nhiệt rất tốt. Khi cho bé dùng các vết lở loét sẽ lành rất nhanh chóng. Mặt khác cũng giúp cung cấp nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt khác.
Với bé sơ sinh, cách làm tốt nhất là nấu thành cháo nhuyễn và lỏng. Các mẹ cho vài lá rau vào rồi nấu thành cháo, sau đó đem đi xay thật mịn để bé dễ dùng và bé dễ nuốt hơn.
Lưu ý: Khi bé đang có dấu hiệu bị tiêu chảy thì không được cho bé dùng mồng tơi vì nó khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Lá diếp cá và rau má
Đây là hai loại râu có tính kháng khuẩn rất cao, làm dịu nhẹ các vết lở nhanh phục hồi, ngăn chặn viêm nhiễm. Ngoài ra còn giúp mát gan, thải độc tốt cho sức khỏe của bé.
Có thể nấu với cháo và xay thật nhuyễn cho bé uống.
Dùng khế chua
Loại này chứa rất nhiều vitamin C và một số khoáng chất Fe, Ca, Na, K và vitamin B1, A P, B2,…giúp bé giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và mau lành nhiệt miệng.
Các chỉ cần sử dụng 1-2 quả khế, thái nhỏ, mỏng rồi rồi thả vào nước đang đun sôi. Để nguội và lấy cho bé súc miệng những vết lở loét này cũng sẽ biến mất rất nhanh.
Những lưu ý khi điều trị trẻ bị nhiệt miệng:
- Những cách điều trị trên chỉ nên áp dụng cho những bé trên 6 tháng vì bé sơ sinh còn quá bé để ăn dặm có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Đối với bé sơ sinh chỉ nên cho bé bú và mẹ cần hỗ trợ thật tốt trong việc vệ sinh miệng cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho con của mình.
Tìm hiểu thêm thông tin liên hệ Fanpage TeenyBling