Tập ăn dặm cho bé sao cho đúng cách?

Bé ăn dặm đúng cách

Các mẹ đã tập ăn dặm cho bé nhà mình đúng cách chưa. Con có dễ dàng trong việc ăn dặm không. Cùng Teeny Bling tìm hiểu nhiều điều bổ ích qua bài viết dưới đây nhé!

Khi nào nên cho bé ăn dặm?

Thời điểm cho bé ăn dặm
Thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm

Nếu tập ăn dặm quá sớm cho trẻ  có thể ảnh hưởng đến vị giác và khiến trẻ bị đau dạ dày. Ngược lại, việc cho trẻ ăn dặm quá muộn cũng có thể khiến trẻ bị các chứng bệnh như cơ hàm phát triển yếu, rối loạn cấu trúc thức ăn, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do không cung cấp đủ năng lượng trong ngày. Vì vậy, nên xác định đúng thời điểm ăn dặm cho trẻ.

Từ 0-6 tháng tuổi, nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ luôn là sữa mẹ. Sữa mẹ không chỉ giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ hấp thụ, ít gây dị ứng, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, còn giúp bé dễ tiêu hóa, an toàn tuyệt đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

Thời điểm thích hợp tập ăn dặm cho bé là 6 tháng tuổi. Bởi vì ở giai đoạn này, cơ thể của bé có thể có trọng lượng tăng gấp đôi so với khi sinh. Bé đã hoạt động nhiều hơn trước khiến cơ thể bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Vì vậy, các bố mẹ cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng bên ngoài để bổ sung phần năng lượng thiếu hụt đó.

Hãy quan sát nếu bé có những dấu dưới đây thì chứng tỏ bé đã sẵn sàng bước vào hành trình ăn dặm:

  • Có thể ngồi vững, cổ cứng cáp và giữ đầu thăng bằng
  • Thích đưa các đồ vật, đồ chơi vào miệng
  • Háo hức nhìn người lớn ăn
  • Chóp chép miệng nhai khi được mẹ đút thức ăn pha loãng hoặc xây nhuyễn.

Các bố mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm với tâm trạng thoải mái, vui vẻ. Nên cho bé ăn dặm khi bé thực sự khỏe mạnh

Thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm

Cơ bản chỉ có 4 nhóm

  • Rau:

Ta có thể sử dụng rau đa dạng có rau màu xanh đậm như rau muống, cải… Một số thực phẩm cung cấp carotene như: bí ngô, cà rốt, khoai lang, đu đủ, xoài,  đậu Hà Lan, rau diếp cá, quả anh đào, cải xoăn, cải xoong…

  • Đạm:

Các loại đạm đều giống nhau, có thể là: cá, thịt heo, hải sản, đậu hũ, các sản phẩm từ sữa,…

  • Dầu:

Các loại dầu ăn dặm tốt dành cho trẻ có thể là dầu hạt hướng dương có chưa Vitamin E và Omega-6 hoặc dầu Oliu tốt cho quá trình thiêu hóa, cải thiện sự trao đổi chất, tốt cho tim mạch và bài tiết.

  • Tinh bột

Các loại tinh bột thường dùng cho bé như: gạo, ngô, bột mỳ, khoai lang, khoai tây,…

Ngoài ra, một số trái cây có nhiều chất bổ ở Việt Nam chẳng hạn như chuối có nhiều chất bổ như chất kali, rau muống có rất nhiều chất sắt,..cũng rất tốt cho trẻ trong thời gian ăn dặm

Lúc mới tập ăn, để cho bé làm quen với thức ăn nên cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Thức ăn của bé không cần nêm thêm các gia vị khác như muối và đường. Bạn cũng nên thử xem đồ ăn có nóng hay không trước khi đút cho bé ăn. Ngoài những lúc tập ăn, bạn nên cho bé bú sữa đầy đủ.

Phương pháp khoa học khi cho bé ăn dặm

Tạo hứng thú cho bé
Tạo hứng thú cho bé khi bắt đầu ăn dặm

Mỗi từng bé đều sẽ có khẩu vị khác nhau. Bố mẹ nên có cách cho bé ăn dặm phù hợp nhất với bé nhà mình. Dưới đây là cách hướng dẫn ăn dặm cho bé.

Phương pháp tập ăn dặm cho bé

Khoảng thời gian đầu,  chỉ nên cho bé ăn thử 1-2 muỗng/lần/ngày. Sau vài ngày thì tăng lượng lên. Để tạo hứng thú cho bé, bạn nên vừa đút cho bé ăn vừa trò chuyện với bé. bạn có thể. Việc kết hợp vừa cho ăn dặm vừa cho uống sữa sẽ giúp thức ăn sẽ trôi xuống dễ dàng hơn, đồng thời trẻ dễ chấp nhận việc cho ăn hơn nếu trẻ không chịu nuốt, phun thức ăn ra.

Nên tập cho trẻ ngồi thẳng khi ăn, ăn từng muỗng, nghỉ ngơi giữa các lần đút và ngừng lại khi bé đã no. Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong giai đoạn đầu, nếu không trẻ sẽ dễ bị nôn ra và quấy khóc nhiều hơn. Hãy dừng lại khi bé khóc và quay đầu đi.

Lượng ăn dặm cho bé

Những trẻ 6 tháng tuổi trở đi, có thể cho bé ăn 1 ngày 2 bữa. Mỗi bữa phải cách nhau tối thiểu 2 giờ để bé có thời gian tiêu hóa hết thức ăn từ bữa trước. Cho bé ăn với lượng phù hợp với sức ăn của bé. Có thể chia nhỏ các bữa ăn nếu bé biếng ăn. Có thể cho bé bú thêm sữa nếu bé ăn ít.

Dụng cụ tập ăn dặm cho bé

Bạn nên đút cho trẻ ăn bằng muỗng cà phê nhỏ khi mới tập ăn cho trẻ, làm bằng nhựa, sứ, không có cạnh sắc nhọn. Nên mua các dụng cụ có vạch để dễ dàng đo lường lượng thức ăn cho bé.

Lưu ý khi cho bé ăn dặm

Lưu ý khi cho bé ăn
Một số lưu ý khi các mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm

Khi tập ăn dặm cho bé, nên lưu ý đến một số điều dưới đây:

Nấu chín, nghiền nhỏ thức ăn

Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi hầu hết đều chưa có khả năng nhai. Do đó, sẽ dễ dàng xẩy ra việc hóc thức ăn. Vì vậy, khi cho bé ăn nên nghiền nhỏ hoàn toàn thức ăn của bé.

Với những trẻ lớn hơn từ 10 – 12 tháng tuổi, có thể cho trẻ ăn thức ăn mềm, nấu nhuyễn giúp bé kích thích nướu mọc.

Phối hợp các loại thức ăn

Nên cân đối 4 nhóm chất cần thiết cho trẻ. Đa dạng thực phẩm ăn dặm mỗi ngày để trẻ không cảm thấy nhàm chán và tránh trường hợp dư thừa hoặc thiếu chất.

Cho trẻ ăn đúng giờ

Việc lập ra thời gian biểu ăn uống cho bé sẽ giúp dạ dày của bé làm quen với thức ăn, quá trình tiêu hóa diễn ra cũng tốt hơn

Đảm bảo an toàn thực phẩm khi tập ăn dặm cho bé 

Lựa chọn các loại thực phẩm, nguyên liệu có nguồn góc xuất xứ rõ ràng, tươi ngon. Để hạn chế vi khuẩn xâm nhập, các bố mẹ và bé nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Cần tuân thủ việc ăn chín, uống sôi để không gây ra các bệnh về đường tiêu hóa

Tạo hứng thú cho bé khi ăn

Tạo hứng thú để trẻ tiếp nhận thức ăn bằng cách:

  • Chọn các loại muỗng, chén, yếm, ghế… nhiều màu sắc, có hình thù ngộ nghĩnh để gây sự chú ý cho bé.
  • Có thể vừa đút cho bé ăn, vừa nói chuyện với bé. Để kích thích trẻ hứng thú ăn, nên cho trẻ ăn cùng với các thành viên trong gia đình.
  • Để bé tập trung hơn vào việc ăn, nên tránh gây ra ồn ào quá mức

Một số lưu ý khác

  • Không nên ép khi thấy trẻ ăn ít
  • Nên cẩn thận khi cho bé ăn các loại thực phẩm như: hải sản, mật ong,.. vì chúng rất dễ gây dị ứng.
  • Nên làm thức ăn nguội bớt rồi mới đút cho trẻ ăn để tránh gây bỏng cho trẻ.
  • Chỉ nên cho một ít nước mắm hoặc muối iot vào trong thức ăn của bé khi cần thiết.
  • Không nên nêm thêm gia vị vào thức ăn cho trẻ
  • Trong quá trình ăn dặm, vẫn nên cho trẻ bú sữa đầy đủ.
  • Khi muốn cho trẻ ăn loại thức ăn mới, nên để trẻ thử lúc đang khỏe mạnh. Theo dõi khả năng tiêu hóa của bé khi cho bé ăn từng ít.

Quá trình phát triển trí tuệ của bé gắn liền với nguồn dinh dưỡng từ bé. Vì thế việc ăn dặm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bé. Hy vọng qua bài viết trên các mẹ sẽ tập cho bé ăn dặm đúng cách và phù hợp hơn. Theo dõi TeenyBling để nhận được nhiều mẹo bổ ích về các bé cho mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *