Bệnh đậu mùa khỉ có lây cho trẻ em không? Cách phòng bệnh cho trẻ nhỏ

Bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ em

Theo thông cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh đậu mùa khỉ đang lan rộng mạnh mẽ và đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Đã có 5.189 trường hợp nhiễm bệnh ở Mỹ và hơn 22.485 ca tại 79 quốc gia trên thế giới, trong đó có 5 ca tử vong. Vậy bệnh đậu mùa khỉ có lây cho trẻ em không? Cùng Teeny Bling giải đáp thắc mắc về loại bệnh này nhé!

 Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ có tên khoa học là monkeypox. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm hiếm gặp, gây ra bởi virus thuộc chi Orthopoxvirus, trong họ Poxviridae. Trong chi Orthopoxvirus có khoảng 12 chủng virus khác, gây bệnh đậu mùa khỉ ở bò, ngựa, khỉ,… và cả ở người (do virus Variola).

Nói cách khác, bệnh đậu mùa này do virus đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, và có thể lây lan từ người sang người.

Trong hầu hết trường hợp, người mắc bệnh sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu, sẽ có triệu chứng nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn. 

Trước năm 2022, tỷ lệ tỷ vong khoảng 11% – theo số liệu thống kê của WHO. Vào đầu tháng 10/2022 đã có 92 quốc gia xác nhận có 68.000 ca nhiễm, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Ngày 03/10/2022, Việt Nam cũng ghi nhận ca nhiễm đầu tiên tại TP.HCM.

Trước tình hình trên, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – tổng giám đốc tổ chức WHO đã phát động tình trạng khẩn cấp về bệnh đậu mùa khỉ trong sức khỏe cộng đồng.  

Các biến chứng của bệnh như:

  • Nhiễm trùng da thứ phát.
  • Viêm phổi.
  • Hoang tưởng, lú lẫn.
  • Các vấn đề về mắt.

Triệu chứng và biến chứng của bệnh ở trẻ em 

Hẳn bố mẹ đều biết, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn. Theo nghiên cứu của CDC, trẻ nhỏ dưới 8 tuổi khi mắc sẽ có triệu chứng nghiêm trọng hơn mặc dù đợt phát bệnh ban đầu đều là nhẹ.

Triệu chứng bệnh điển hình nhất là những nốt mụn nhọt đặc trưng kèm theo sốt, nhức đầu, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các triệu chứng về đường hô hấp, ho, nghẹt mũi hoặc đau họng. Các vết ban có thể kéo dài từ 2 – 3 tuần, vị trí phát ban thường tập trung ở mặt, bẹn, lòng bàn tay – bàn chân, trong họng và xung quanh bộ phận sinh dục/ hậu môn.

Các tổn thương của bệnh có thể như viêm phổi, da bị tổn thương nhiều cấp độ. Ở trường hợp nhẹ, các mụn nước, mụn mủ sẽ đóng vảy và khi lành sẽ để lại làn da mới. Điều này có thể để lại sẹo nếu trong giai đoạn bệnh, các nốt ban không được chăm sóc kỹ càng.

Biểu hiện đậu mùa khỉ ở trẻ em
Biểu hiện đậu mùa khỉ ở trẻ em

Ở nhiều người, các triệu chứng có thể xuất hiện các nhau tùy vào mức độ nặng nhẹ. Đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh là phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với người nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc đã tiếp xúc với người bệnh, hãy chủ động cách ly và liên lạc với cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh và chữa bệnh đậu mùa khỉ ở trẻ

Thật đáng tiếc, hiện nay chúng ta vẫn chưa có vacxin tiêm phòng. Nếu lỡ không may mắc bệnh, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh TPOXX – phương pháp điều trị an toàn và ít tác dụng phụ. Để chủ động bảo vệ sức khỏe của gia đình bạn, Bộ Y tế khuyến cáo:

  • Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn. Không khạc nhổ nơi công cộng.
  • Khi nghi ngờ hoặc có phát ban không rõ nguyên nhân, hãy chủ động cách ly và liên lạc với cơ sở y tế gần nhất.
  • Tránh để vết thương hở, phòng ngừa giọt bắn, dịch cơ thể.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, không sử dụng thịt động vật hoang dã.
  • Trong mọi trường hợp, không tự ý điều trị mà hãy liên lạc với cơ quan y tế để được xử trí kịp thời.

Các bậc cha mẹ nên nên cập nhật thông tin dịch bệnh thường xuyên để bảo vệ con trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe gia đình. Cách tốt nhất để phòng bệnh là nên sát khuẩn tay thường xuyên và đeo khẩu trang.

Cách bệnh lây truyền sang trẻ em 

Bệnh đậu mùa khỉ đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam. Vì thế, bố mẹ nên chú ý hơn để bảo vệ tốt sức khỏe của gia đình. Vậy bệnh đậu mùa khỉ lây lan như thế nào? Bệnh đậu mùa khỉ có lây cho trẻ em không? Các con đường chính mà bệnh lây lan:

Từ động vật sang người

Bệnh đậu mùa khỉ lây sang người do người bệnh đã tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh đặc biệt là động vật hoang dã. Một người có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc không đồ bảo hộ với động vật bị ốm, bao gồm cả thịt và máu của chúng. Vì thế, phụ huynh cần cẩn trọng, ăn chí uống sôi và giữ vệ sinh nhà cửa.

Từ người sang người

Ở người, bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần với người bệnh kể cả quan hệ tình dục. Các vật dụng của người bệnh cũng là mầm mống lây nhiễm. Hiện vẫn chưa xác minh được người bình thường có thời gian ủ bệnh trong bao lâu, người khỏi bệnh trong bao lâu mới được tiếp xúc cộng đồng.

Vậy bệnh đậu mùa khỉ có lây cho trẻ em không?

Đây là loại bệnh truyền nhiễm lý có nguy cơ lây lan mạnh, di chứng lâu dài. Dù trẻ em có ít nhiễm bệnh hơn những bố mẹ cũng đừng lơ là trước những đại dịch mới. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu trẻ tiếp xúc gần với người có triệu chứng. Hy vọng những chia sẻ trên của Teeny Bling, sẽ giúp phụ huynh nhẹ nhàng hơn khi chăm bé đang bị rôm sảy. Bố mẹ có thể theo dõi  Fanpage để nhận được những thông tin hữu ích nhanh nhất nhé! Ngoài ra những voucher giảm giá, freeship đang chờ mẹ tại gian hàng Shopee Teeny Bling.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *