Cách nhận biết trẻ chậm nói và điều cần lưu ý

Cách nhận biết trẻ chậm nói là điều ba mẹ cần lưu tâm và đặc biệt chú ý. Bởi vì việc chậm nói và chậm phát triển về mặt ngôn ngữ khó phân biệt. Vấn đề chậm phát triển ngôn từ có tính nghiêm trọng hơn, còn chậm nói chỉ đơn giản là tốc độ phát triển riêng của từng bé.

Hãy cùng TeenyBling tìm hiểu sâu hơn nhé!

Phân biệt giữa chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

Mặc dù 2 trường hợp này luôn song hành cùng nhau, nhưng thật sự hiểu kỹ sẽ thấy được sự khác biệt.

Đối với việc chậm nói : Lời nói là loại hoạt động vật lý phát  ra âm thanh và phát âm ra các từ. Bé chậm nói vẫn có thể cố gắng nói nhưng có hơi khó khăn trong quá trình phát ra âm thanh chính xác, từ ngữ chính xác. Và không liên quan gì đến khả năng hiểu và biểu đạt ngôn ngữ hay giao tiếp phi ngôn từ.

Chậm phát triển về mặt ngôn ngữ: Việc này liên quan đến sự hiểu và giao tiếp bằng lời nói và cả không lời. Với tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ bé có thể tạo ra âm thanh, từ ngữ chính xác nhưng chúng hoàn toàn không có nghĩa và bé cũng rất khó để hiểu người khác.

Đôi khi 2 tình trạng này đều cùng nhau xuất hiện.

Mỗi bé đều có tốc độ phát triển riêng biệt
Mỗi bé đều có tốc độ phát triển riêng biệt

Cách nhận biết trẻ chậm nói

Với trẻ sơ sinh ngôn ngữ được bắt đầu là ê, a. Sau khi lớn hơn tiếng ê, a được phát triển thành những từ có nghĩa hơn.

Bé bị chậm nói là tình trạng bé không phát triển ngôn ngữ như bình thường. Tuy vậy, quá trình và tốc độ phát triển ở mỗi bé là khác nhau.

Tình trạng bé chậm nói đôi chút cũng không có gì là bất thường. Trừ trường hợp có sự xuất hiện thêm của các dấu hiệu khác liên quá đến việc phát triển ngôn ngữ.

Việc trẻ chậm nói một chút không có nghĩa là có vấn đề gì bất thường. Trừ khi theo thời gian, trẻ xuất hiện thêm các biểu hiện khác liên quan đến phát triển ngôn ngữ.

  • Nếu như một em bé khoảng 2 tháng tuổi không ê a hoặc tạo ra âm thanh, đây có khả năng là dấu hiệu chậm nói ở bé.
  • Lúc bé được 18 tháng tuổi, hầu hết các bé đều nói được dada hoặc mama. Một số cách nhận biết trẻ chậm nói ở độ tuổi lớn hơn như:
  • Khi bé chuẩn bị 2 tuổi: Lượng từ bé dùng ít nhất 25 từ
  • Vào khoảng bé 2,5 tuổi: Bé không dùng được các cúm có hai từ hoặc danh từ kết hợp với động từ.
  • Khi bé lên 3 tuổi: Bé không dùng được ít nhất 200 từ, không gọi tên các đồ vật khi bé muốn đòi, khó trong việc hiểu bé nói.
  • Vào bất kì độ tuổi nào: Bé không lặp lại được các từ được chỉ dạy.
Dấu hiệu bé bị chậm nói
Dấu hiệu bé bị chậm nói

Nguyên nhân chậm nói ở trẻ

Tình trạng này có nghĩa bé có tốc độ phát triển hơi khác một chút so với các bé cùng tuổi khác. Bé có lịch phát triển riêng của mình.

Tuy vậy, việc chậm trễ này cũng có thể liên quan đến sự phát triển về trí tuệ của bé. Với những nguyên nhân tiêu biểu sau:

Bé có vấn đề về cấu tạo bộ phận phát âm của trẻ

Có thể liên quan đến cấu tạo của lưỡi, miệng hoặc vòm họng của bé.

Các vấn đề phổ biến như: Bé bị chứng cứng lưỡi, lưỡi đầy, chổ nối giữa lưỡi và sàn miệng bị dính.

Bé có vấn đề về sự khiếm khuyết thính giác

Việc nói không chỉ liên quan tới các bộ phận phát ra âm thanh mà còn có liên quan đến các bộ phận nghe của trẻ. Đó là biểu hiện của việc khiếm khuyết thính giác.

Nếu bé không thể nghe được rõ hoặc âm thanh bé thu nhận bị méo mó dẫn đến khó khăn trong quá trình tạo thành từ.

Một dấu hiệu tiêu biểu của sự mất thính giác là bé không nghe bạn gọi, không nhận biết được người gọi hoặc các âm thanh khác mà chỉ nhận biết được khi bạn làm cử chỉ.

Thiếu vắng sự tương tác với môi trường bên ngoài

Việc học nói để chúng ta có thể hòa nhập vào các cuộc trò chuyện. Rất khó để tham gia cuộc nói chuyện nếu không có sự tương tác với bạn

Môi trường xung quanh là yếu tố khá quan trọng trong sự phát triển về kỹ năng nói và ngôn ngữ.

Nếu có sự thiếu tương tác, không quan tâm của ba mẹ với bé sẽ khiến bé rụt rè, thiếu sự kích thích nói gây ra tình trạng chậm phát triển ngôn từ.

Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển nói của bé
Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển nói của bé

Trên là một số nguyên nhân phụ huynh có thể tham khảo và để ý đến các bé yêu của mình, từ đó có được các cách giải quyết hợp lí nhất.

Cần biết thêm nhiều thông tin khác hay liên hệ fanpage Teenybling!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *