Trẻ sơ sinh bị tăng động là như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tăng động là như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị tăng động là một điều khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng nhất. Nhất là trong thời buổi hiện nay, các bệnh tự kỷ hay tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ rất phổ biến. Tình trạng này khiến ba mẹ rất mệt mỏi vì thấy bé hoạt động nhiều.

Hãy cùng với Teenybling tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân khiến chúng ta cho rằng bé bị tăng

Khi một bé nhỏ khua tay chân, vặn vẹo quẫy đạp liên tục dễ dạng được cho là tăng động

Tuy vậy, Việc tăng động ở bé sơ sinh là khá bình thường

Trong thực tế, việc hoạt động nhiều là điều khá quan trọng đối với các bé sơ sinh và bé dưới 2 tuổi.

Khi bé sơ sinh vận động nhiều thì càng giúp bé kích thích được sự phát triển của các cơ quan như: xúc giác, vị giác, thính giác, thị giác và khứu giác. Tạo được sự kết nối với não bộ cũng như phát triển nhiều hơn về mặt thể chất.

Theo Giáo sư Jean Piaget, là nhà tâm lý học lâm sàng khá nổi tiếng với nghiên cứu quá trình phát triển của bé, thì việc vận động là cơ sở cho việc học của bé.

Đôi lúc, để cho bé tự do rất có lợi cho sự phát triển của trẻ hơn. Nhất là đối với các bé sinh non sau khi nằm phòng ICU sơ sinh. Khi bé đã được ổn định, bé cần được để trên một mặt phẳng an toàn để tự do cuộn cơ thể, vặn người, khua tay, khua chân,… Những hoạt động giúp con được rèn luyện, học hỏi, kích thích các giác quan của mình.

Với cách này bé có thể tiếp nhận thông tin tự nhiên và tự phát nhất. Cũng bởi vì các hành động liên tục như vậy khiến phụ huynh nghĩ rằng bé bị tăng động.

Nguyên nhân nghĩ bé bị tăng động
Nguyên nhân nghĩ bé bị tăng động

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tăng động chính xác nhất

Tình trạng bé sơ sinh bị tăng động rất khó chẩn đoán chính xác, vì vận động vốn là bản chất của sự phát triển, khám phá và học hỏi.

Chúng ta khó có thể kết luận được trẻ sơ sinh bị tăng động, vì vận động là bản chất của con để học hỏi, khám phá và phát triển. Vậy bé như thế nào là bị tăng động chính xác hơn?

  • Khi nhắc đến tăng động, phụ huynh cần phân biệt rõ giữa bé có nhiều năng lượng nên hoạt động liên tục và bé bị ảnh hưởng về vấn đề liên quan đến thần kinh.
  • Khi trẻ tỏ ra rất hoạt náo và khó có thể ngồi yên thì có thể bé đang có dấu hiệu của tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên, nếu bé vẫn có thể tự kiểm soát được cảm xúc và những rung động phù hợp với môi trường xung quanh: như ở nhà hoặc ở trường thì cho thấy bé chỉ là người có nhiều năng lượng và không bị tác động bởi ADHD.
  • Và điều cốt lõi khi bị ADHD là ngoài tăng động, bé còn thiếu sự tập trung, chú ý.
Nhận biết bé bị tăng động
Nhận biết bé bị tăng động

Tuy nhiên, không phải tất cả các bé đều có những biểu hiện trên, còn tùy thuộc vào mức độ, triệu chứng khác nhau.

Để chẩn đoán một đứa bé có bị tăng động giảm chú ý không chỉ phụ thuộc vào các triệu chứng của bé mà còn phụ thuộc vào môi trường và thời gian. 

Theo thông thường, các chuyên gia có chuyên môn sẽ dựa theo những biểu hiện kéo dài ít nhất khoảng 6 tháng của một đứa bé ở nhiều loại môi trường khác nhau để có thể chẩn đoán bé có bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý hay là không.

Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian chăm sóc trẻ, nếu phụ huynh nhận biết được ngoài sự hiếu động, bé con còn gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như việc ăn, ngủ, chơi nghiêm trọng thì mẹ nên đưa con đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để thăm khám kỹ hơn.

Trẻ sơ sinh bị tăng động là vấn đề các bậc phụ huynh không muốn xảy ra là một tình trạng mà không bậc cha mẹ nào muốn xảy ra ở con mình. Tuy vậy, trước khi đưa ra các kết luận phỏng đoán, ba mẹ cần hiểu rõ về hội chứng này. Cần có sự hỗ trợ của bác sĩ khi cần thiết.

Vì thế, mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến việc chăm sóc bé con.

Cần thêm nhiều thông tin bổ ích khác liên hệ fanpage TeenyBling nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *