Khi bé đã cứng cáp hơn, nhiều bậc phụ huynh sẽ chuyển sang dùng bình sữa thay cho ti mẹ. Điều này sẽ gây khó chịu ở trẻ vì núm vú khác nhau, thậm chí nhiều trẻ sẽ có phản ứng dữ dội như bỏ bữa, quấy khóc khi đến bữa. Việc cho bé bú bình đúng tưởng chừng rất đơn giản , nhưng cũng có không ít mẹ cho bé “bình” sai cách bởi những lầm tưởng sau đây.
Khi cho bé bú bình đến cạn sữa
Con ăn khỏe, ăn ngon là điều mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn, nhưng để cho trẻ bú hết và ngậm bình sữa thì không hẳn là tốt. Nhiều phụ huynh thường để cho bé ngậm bình sữa khi bé đã dùng bữa xong. Khi ngậm bình như vậy, bé sẽ nuốt nhiều không khí, gây chướng bụng khó tiêu, đầy hơi, nôn trớ,… Teeny Bling khiến nghị phụ huynh hãy cho con bú tối đa trong vòng 20 phút và hãy chừa lại 1 ít sữa để trẻ không nuốt phải không khí khi bú hết bình. Sau khi bú mẹ hay bú bình, mẹ nên vỗ bé trên vai để bé dễ ợ hơi.
Để trẻ nằm khi bú bình
Tư thế cho bé bú bình đúng cũng vô cùng quan trọng. Cho trẻ nằm khi dùng bữa tưởng chừng sẽ thoải mái cho bé nhưng điều này hại nhiều hơn lợi. Nằm thẳng khi uống sữa khiến sữa dễ chảy vào ống tai của bé, gây ra tình trạng viêm. Hoặc nguy hiểm hơn có thể làm bé sặc sữa. Để tránh những tình huống xấu đó xảy ra, Teeny Bling gợi ý mẹ nên cho bé dùng bùng trong tư thế bán thẳng đứng hoặc kê gối với độ cao thích hợp.
Trẻ vừa bú bình vừa ngủ
Những bữa ăn đầu đời của trẻ thường dưới dạng lỏng như: sữa, nước trái cây,… những món này chứa hàm lượng cao. Khi để trẻ ngậm bình sữa trong thời gian dài, chất đường này sẽ lên men gây nên tình trạng sâu răng ở trẻ. Hơn thế nữa, để bé ngậm núm giả trong thời gian dài sẽ gây lệch khớp cắn gây mất thẩm mỹ răng hàm mặt sau này.
Không cho bé dùng sữa mẹ ngay sau sinh
“Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” – không phải tự nhiên mà câu nói luôn được các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, nhắc nhở các vị phụ huynh tương lai. Khi chỉ riêng về vấn đề dinh dưỡng, cho bé bú bình quá sớm, trẻ sẽ khó nhận biết giữa núm vú giả và ti mẹ. Vì thế, khi trẻ mọc răng mới là thời điểm thích hợp cho bé tập bú bình.
Để dồn bình sữa để rửa
Công việc chăm con khá bận rộn nên nhiều mẹ sẽ dồn nhiều bình sữa đã sử dụng lại, rồi mới rửa cùng lúc. Việc này nghe có vẻ thuận tiện, nhưng thực tế, trong thời gian bình sữa dơ được tích trữ đã đủ để vi khuẩn sinh sôi. Hệ miễn dịch non nót của con sẽ không chống chọi được với lượng vi khuẩn như thế, vì vậy các mẹ hãy siêng rửa bình nhé !
Chỉ khử trùng sau khi sử dụng bình sữa
Khử trùng sau khi sử dụng thôi cũng chưa đủ đảm bảo tiệt trùng. Để tránh bị nhiễm khuẩn chéo, các mẹ hãy chú ý vệ sinh bình cả trước và sau khi sử dụng. Ngoài ra, hãy hết sức lưu ý đến nhựa mà bình sữa của con đang dùng. Ưu tiên dùng những dòng nhựa chịu được độ cao, thân thiện với con người.
Tại Teeny Bling sẽ không thiếu các lựa chọn bình sữa hàng đầu đến từ thương hiệu Philips, Pigeon,…
Ngày hết hạn sử dụng của bình sữa
Nhiều mẹ lầm tưởng, bình sữa không hỏng thì có thể sử dụng mãi. Thực tế thì, hạn sử dụng của bình sữa nhựa thông thường cỡ 6 tháng. Ngoài ra, hạn sử dụng của núm vú giả khoảng 3 tháng. Vì thế, các mẹ hãy chú ý đến thời gian sử dụng của bình sữa cũng như những phụ kiện kèm theo để bảm đảm an toàn sức khỏe cho bé.
Bình sữa với hình dạng bắt
Trên thị trường, có không ít sản phẩm che mắt người tiêu dùng bởi bao bì, kiểu dáng sặc sỡ bắt mắt. Các mẹ trẻ thường hay mắc bẫy tiêu dùng này nên quên đi chất liệu mới là sự ưu tiên khi khu bình sữa cho con. Khi mua bình, phụ huynh nên lưu tâm đến mức độ chiu nhiệt, chất liệu, độ tuổi sử dụng và cả thương hiệu sản xuất để bảo vệ sức khỏe con em chúng ta.
Trên đây là 8 lầm tưởng phổ biến khiến phụ huynh không cho bé bú bình đúng cách. Hãy theo dõi Teeny Bling và fanpage để biết thêm các mẹo chăm sóc da cho trẻ, cách giải quyết các vấn đề về da ở trẻ sơ sinh.