Theo số liệu thống kê, có khoảng 10% trẻ sơ sinh có hiện tượng cứt trâu. Vậy bố mẹ đã biết cách xử lý khi con gặp tình trạng này chưa? Cùng Teeny Bling giải đáp qua bài viết dưới đây để có kinh nghiệm xử lý bệnh lý cứt trâu ở trẻ sơ sinh nhé.
Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì ?
Cứt trâu, dân gia thương gọi là sài đầu hay tên y học là viêm da tiết bã, là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vị trí thường thấy là những mảng bám màu vàng, sần sùi trên da đầu, đôi lúc xuất hiện cả ở mang tai, lưng và chân mày. Khi mới hình thành, cứt trâu thường có màu trắng như gàu, khá mền và chúng sẽ cứng dần và chuyển dần sang màu vàng hoặc nâu xám.
Cứt trâu hay tình trạng viêm da tiết bã xảy ra khá nhiều ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Hầu hết, các trường hợp thường sẽ biến mất khi trẻ vào 1 tuổi, nhưng đôi khí kéo dài đến cả trẻ 4 tuổi. Tình trạng viêm da này có thể tự hết và vô hại đối với trẻ sơ sinh, nhưng khá mất thẩm mỹ cho bé yêu.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã (cứt trâu) ở trẻ sơ sinh
Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra được lời giải chính xác cho bệnh lý này. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng các mảng vảy này xuất hiện khi các tuyến dầu mồ hôi hoạt động tích cực, lượng dầu thừa trên da tiếp xúc bụi bẩn ngoài môi trường sẽ gây nên tình trạng cứt trâu.
Trong vài ca hiếm gặp, viêm da tiết bã (cứt trâu) là biểu hiện của bệnh suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh lý khác.
Nhiều bố mẹ sẽ nghĩ, các vị trí xuất hiện cứt trâu sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, thực tế không phải vậy. Những mảng bám này không ảnh hưởng đến sức khỏe của con, nhưng sẽ làm bé quấy khóc và khó chịu. Ở những trường hợp nặng, cứt trâu nhiều sẽ bết vào chân tóc, vừa gây rụng tóc, vừa tạo môi trường lý tưởng cho nấm và mụn nhọt phát triển.
Biểu hiện khi trẻ bị viêm da tiết bã (cứt trâu):
- Da của bé có thể nhờn, xuất hiện những vảy trắng, vàng hoặc màu sẫm hơn trên da đầu. Những mảng vảy này có thể bong ra theo thời gian.
- Đôi khi, ở nhiều bé sẽ không có tình trạng bong vảy hoặc không có vảy, mà chỉ bị đỏ vùng bị viêm da tiết bã (cứt trâu). Nhiều phụ huynh thắc mắc cứt trâu có gây ngứa không? Điều này không xảy ra trên thực tế.
- Trong một số hiếm trường hợp, trẻ có thể bị rụng tóc. Tuy nhiên, phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. Điều trị dứt điểm thì tóc bé vẫn mọc như thường.
Cách trị cứt trâu (viêm da tiết bã) cho bé có thể thực hiện tại nhà
Với những cặp đôi lần đầu làm bố mẹ, hẳn không khỏi hoang mang khi thấy những mảng vảy này xuất hiện. Bố mẹ thường loay hoay với những câu hỏi “có nên gỡ cứt trâu” ra không, “cách trị cứt trâu tại nhà”. Theo lời khuyên của chuyên gia chuyên khoa nhi, bố mẹ không được cậy các mảng vảy này mà kết hợp điều trị bằng những cách sau:
Gội đầu sạch và đủ cho bé
Có thể nói giữ da đầu (hoặc những vùng da đang bị viêm khác) sạch sẽ là cách trị cứt trâu đơn giản và nhanh nhất nhất. Dầu gội hay sữa tắm sẽ giúp loại bỏ lớp dầu thừa trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng từ đó sẽ giảm tình trạng viêm. Tuy nhiên không phải loại dầu gội nào cũng có thể dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt đối với những bé đang có vấn đề về da. Các loại dầu gội riêng biệt cho trẻ em và trẻ sơ sinh là phương pháp trị cứt trâu an toàn nhất. Chỉ dùng dầu gội trị gàu trong trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
Tần suất gội đầu cho bé cũng quan trọng. Nhằm bảo vệ lớp dầu giữ ẩm cũng như hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé, bố mẹ hãy chọn những loại dầu gội cho bé có thành phần dịu nhẹ, có thể dùng mỗi ngày. Khi da bé trở nên khô hơn, bố mẹ hãy điều chỉnh số lần gội đầu trong một tuần ngay nhé.
Chải tóc cho bé
Sau khi tóc và da đầu đã được làm sạch, bố mẹ có thể dùng lược để chải tóc cho bé thật nhẹ nhàng. Việc chải tóc sẽ vừa gỡ rối tóc, cũng như làm các mảng bám bong ra dễ dàng hơn. Phụ huynh có thể dùng loại lược dành riêng cho các bé hoặc có thể dùng bàn chải đánh răng có lông mềm.
Dùng các loại dầu
Một mẹo khác có thể kết hợp khi trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh tại nhà, bố mẹ có thể dùng các loại dầu như: vaseline, dầu dừa, dầu oliu, dầu massage cho bé,… bôi lên vùng cần da cần điều trị 15 phút, sau đó gội lại bằng nước chanh pha loãng. Việc bôi dầu sẽ làm các mảng bám bỡ và dễ bong ra, đồng thời nuôi dưỡng vùng da đó. Tuy vậy, dù là loại dầu nào, bố mẹ cũng cần thử một lượng nhỏ trước khi dùng phương pháp này, để giảm thiểu nguy cơ kích ứng cho bé yêu.
Hướng dẫn thực hiện
- Bước 1: thoa đều một lớp dầu mỏng lên vùng da cần trị.
- Bước 2: Massage nhẹ nhàng trong 1 phút, cẩn thận khi xoa vùng thóp trên đầu của bé.
- Bước 3: Để yên lớp dầu trong khoảng 15 phút.
- Cuối cùng: rửa sạch lại bằng dầu gội hoặc nước chanh pha loãng cùng 2 lít nước.
Miễn là bé không xuất hiện tình trạng kích ứng, bố mẹ có thể áp dụng cách này mỗi ngày. Hoặc tối thiểu 3 – 4 lần/ 1 tuần.
Dùng thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ
Đối với trường hợp đặc biệt hoặc trở nặng như chứng chốc đầu, đinh nhọt. Bác sĩ sẽ kê cho bé các loại kem có tính chống nấm, kem có thành phần hydrocortisone hoặc kẽm. Dùng dược phẩm là cách trị cứt trâu hiệu quả nhất, nhưng không được tự ý sử dụng.
Dùng tinh dầu
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh hướng tới các liệu pháp điều trị từ thiên nhiên hơn. Bố mẹ có thể dùng tinh dầu có tính kháng khuẩn để phòng hình thành cứt trâu, nấm men trên da. Còn các loại tinh dầu chống viêm sẽ làm dịu vùng da da đang mẩn đỏ, ngứa ngáy. Tuy vậy, phương pháp này sẽ có nguy cơ kích ứng cao, vì thế, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng tinh dầu.
Loại tinh dầu thường được dùng để trị cứt trâu cho bé là tinh dầu phong lữ, hoặc tinh dầu chanh. Tinh dầu tràm trà khá tốt để kháng viêm, nhưng sẽ không thích hợp dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: pha loãng 2 thìa dầu nền cũng 2 giọt tinh dầu.
- Bước 2: thoa hỗn hợp vừa rồi lên vùng da bị viêm da tiết bã và để trong vài phút.
- Bước 3: khi thấy mảng bám đã mềm, bố mẹ dùng lược chải nhẹ nhàng ra.
- Sau cùng: rửa sạch lại bằng dầu gội hoặc nước chanh pha loãng.
Những lưu ý để phòng trẻ bị “cứt trâu”
Dù bé đã bị hay chưa, bố mẹ cũng cần duy trì các biện pháp bảo vệ để phòng bệnh cũng như tránh tái bệnh nhiều lần.
- Cần giữ da bé khô thoáng và sạch sẽ trong thời tiết nắng nóng, oi bức. Phụ huynh cũng không nên tắm gội quá thường xuyên, điều này sẽ làm tổn hại đến lớp dầu bảo vệ da tự nhiên của bé.
- Khi thời tiết trở nên khô và lạnh hơn, một chiếc khăn ẩm cũng đủ để làm sạch cho bé.
Đôi khi bố mẹ sẽ nhầm giữa viêm da tiết bã và bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Như nghiên cứu y khoa, cứt trâu ở trẻ sơ sinh không gây ngứa, còn bệnh chạm thì không. Nhưng để yên tâm hơn, bố mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ.
Như vậy, chỉ với vài mẹo đơn giản, phụ huynh có thể trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh tại nhà dễ dàng và đơn giản. Hơn thế nữa, Fanpage Teeny Bling còn nhiều những thông tin hữu ích khác cũng như những voucher giảm giá, freeship đang chờ mẹ tại gian hàng Shopee Teeny Bling.