Trẻ sơ sinh bị vàng da? Cách điều trị cho cha mẹ

Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý

Vàng da là hiện tượng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Đối với trẻ sơ sinh đã đủ tháng, có tới 60% trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng bé bị vàng da. Tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ sơ sinh còn non tháng ( chiếm tới 80%). Trẻ sơ sinh bị vàng da có 2 loại là vàng da do sinh lý. Và vàng da do bệnh lý. Vàng da do sinh lý đa số chiếm 75% trong tất cả các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh, bé có biểu hiện bị vàng da nhẹ, sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nên các mẹ không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, với các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý có thể sẽ tiến triển rất nhanh, và để lại nhiều di chứng nặng nề cho bé nếu bé không được đưa đi chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cùng Teeny Bling tìm hiểu ngay vàng da ở trẻ sơ sinh là gì và cách điều trị cho bé qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ sơ sinh bị vàng da, vậy vàng da là gì?

Theo BS.CKII Lê Tố Như, Trưởng khoa Sơ sinh tại Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết. Vàng da ở trẻ sơ sinh là 1 hiện tượng mà da và kết mạc mắt của trẻ sơ sinh có màu vàng, thông thường là do tăng bilirubin gián tiếp – đây là một thành phần được cơ thể giải phóng ra khi hồng cầu máu bị vỡ. Đây là một hiện tượng rất thường gặp ở các trẻ sơ sinh. Thông thường hiện tượng này sẽ xuất hiện ở khoảng 60% trẻ sơ sinh đã đủ tháng. Và 80% trẻ sinh thiếu tháng. 

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở mức độ nhẹ (vàng da do sinh lý). Nhưng nó cũng có khi tiến triển nặng hơn (vàng da do bệnh lý). Nếu các cha mẹ không phát hiện và điều trị cho bé kịp thời. Bệnh này có nguy cơ sẽ để lại nhiều biến chứng như gây nhiễm độc thần kinh (bệnh lý não cấp và mạn do bilirubin). Do bilirubin sẽ gián tiếp thấm vào não của trẻ. Hậu quả là trẻ sơ sinh có nguy cơ tử vong. Hoặc có thể bị di chứng về não suốt đời.

Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý

Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vàng da đa số là do trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu trong máu lớn, tế bào hồng cầu chứa HbF (huyết sắc tố F) nên đời sống hồng cầu của trẻ ngắn (hồng cầu bị vỡ ra và cơ thể giải phóng các yếu tố bên trong của tế bào hồng cầu gây nên hiện tượng chuyển hóa tăng bilirubin tự do ở trẻ), chức năng lọc của bộ phận gan ở trẻ sơ sinh còn kém, đồng thời khả năng xử lý và bài tiết mật của cơ quan gan ở trẻ nhỏ cũng chưa trưởng thành. Ở các trẻ sơ sinh đã đủ tháng, sức khỏe của trẻ bình thường thì hiện tượng vàng da ở trẻ được coi là vàng da do sinh lý khi có đủ tất cả các yếu tố dưới đây nhé:

Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý
Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý

Các yếu tố cho thấy bé đang bị bệnh vàng da

  • Xuất hiện hiện tượng vàng da ở trẻ kể từ ngày thứ 3 sau sinh.
  • Hiện tượng này có thể tự hết trong vòng khoảng từ 7-10 ngày.
  • Vàng da ở trẻ ở mức độ nhẹ nhàng (chỉ bị vàng tại da vùng cổ, vùng mặt, ngực và vùng bụng phía trên rốn của bé).
  • Đây chỉ là hiện tượng vàng da đơn thuần. Không có kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Như bé bị thiếu máu, cơ quan gan lách to, trẻ bỏ bú, ngủ li bì…
  • Nồng độ bilirubin/máu của trẻ không cao quá 12mg% ở các trẻ sinh đủ tháng.
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu ở trẻ không quá 5mg% trong 24 giờ.

Trẻ sơ sinh bị vàng da do sinh lý thì không cần can thiệp y tế cho trẻ. Chỉ cần phụ huynh cho trẻ nhỏ bú sữa mẹ đầy đủ. Cơ thể của bé sẽ tự đào thải bilirubin ra ngoài cơ thể. Và tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng khoảng từ 1 đến 2 tuần. Các mẹ cũng nên sử dụng các loại kem chăm sóc da cho trẻ sơ sinh như kem dưỡng da cho trẻ em để làn da con khỏe mạnh hơn.

Trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý

Vàng da ở trẻ sơ sinh được coi là bệnh lý khi hiện tượng vàng da xuất hiện sớm. Bệnh vàng da ở trẻ có tiến triển nhanh, mức độ vàng da nhiều. Và thường kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác. Những ngày đầu sau khi trẻ được sinh ra thì đây được coi là “thời gian vàng” để cha mẹ của trẻ theo dõi tình trạng vàng da ở  trẻ sơ sinh. Những dấu hiệu bất thường ở trẻ đó là:

  • Hiện tượng vàng da ở trẻ đậm và xuất hiện sớm. Trong vòng khoảng từ 1-2 ngày sau khi bé được sinh ra;
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh không chỉ xuất hiện ở các bộ phận như mặt và mắt của trẻ mà nó còn lan đến vùng bụng, vùng cánh tay và chân của trẻ;
  • Hiện tượng vàng da không hết sau 2 tuần với trẻ nhỏ sinh đủ tháng. Và sau 3 tuần đối với trẻ sinh thiếu tháng;
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bé bỏ bú. Hay nôn trớ, sốt và khóc nhiều, phân bị bạc màu…
  • Vàng da ở trẻ sinh thiếu tháng, đặc biệt trẻ bị sinh non dưới khoảng 35 tuần tuổi thai

Khi đó, phụ huynh cần đưa trẻ đi đến bệnh viện và khám bác sĩ chuyên khoa sơ sinh để được các chuyên gia chẩn đoán. Và điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt. Tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh. 

2. Các phương pháp điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Theo thông tin mà BS.CKII Lê Tố Như cung cấp. Vàng da ở trẻ sơ sinh bị nhẹ thông thường sẽ tự hết khi mà gan của trẻ nhỏ bắt đầu trưởng thành. Các mẹ nên trẻ nhỏ bú thường xuyên (tầm từ 8 – 12 lần/ 1 ngày). Điều này sẽ giúp trẻ sơ sinh đào thải bilirubin qua cơ thể nhanh chóng.

Các phương pháp điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Các phương pháp điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ bị vàng da nặng hơn thì có thể cần đến các phương pháp điều trị khác tại các bệnh viện. Bao gồm:

  • Chiếu đèn: đây là phương pháp điều trị bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất. Và khá an toàn, rất đơn giản và tốn ít chi phí.
  • Thay máu: đây là phương pháp được các y bác sĩ chỉ định. Khi trẻ sơ sinh có các triệu chứng đe dọa đến tính mạng của trẻ. Bao gồm nhiễm độc thần kinh do chất bilirubin trong máu của trẻ tăng cao

 

Trên đây là 1 số thông tin về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do Bác sĩ Lê Tố Như chia sẻ. Được Teeny Bling thu thập và chia sẻ lại cho các mẹ. Nếu có vấn đề gì cần hỗ trợ hoặc tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Fanpage TeenyBling để được hỗ trợ nhanh chóng nhé. Cảm ơn mọi người đã đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *