Top 5 loại bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp

Top 5 loại bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp

Làn da của trẻ nhỏ rất mỏng manh và mẫn cảm. Do phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường sống xung quanh hay thực trạng thời tiết thay đổi liên tục cũng là một trong những nguyên nhân gây ra việc mắc bệnh ngoài da ở trẻ. 

Hãy cùng TeenyBling tìm hiểu, nhận diện và cách khắc phục bệnh ngoài da trẻ thường gặp nhé!

Rôm sảy 

Rôm sảy Miliaria (hay phát ban nhiệt) do thời tiết nóng khiến trẻ tiết nhiều mồ hôi thế nhưng các ống tuyến mồ hôi ở bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên mồ hôi không thoát ra ngoài được hết dẫn tới bị ứ đọng lại.

Loại bệnh ngoài da này thường không có dấu hiệu đau đớn nhưng gây ngứa và khó chịu, thường xuyên có cảm giác bị châm chích. Rôm sảy có biểu hiện ở trạng thái mụn nước và có thể gây đau khi chạm vào.

Một số nơi trên cơ thể dễ có rôm sảy: vùng mặt, cổ, những nơi có nếp gấp, nhăn như khuỷu tay, bẹn, nách, và phía sau đầu gối,… (Những nơi tiết ra mồ hôi nhiều nhưng không được thông thoáng).

Bệnh rôm sảy ở trẻ
Bệnh rôm sảy ở trẻ
Biểu hiện của bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ
Biểu hiện bệnh rôm sảy ở trẻ em

Hướng dẫn chăm sóc & điều trị:

Đây là loại bệnh ngoài da ở trẻ khá lành tính, có thể tự hết khi thời tiết dịu mát trở lại thế nhưng bạn vẫn nên lưu ý để bảo vệ bé tốt nhất!

  • Đầu tiên nên để nhiệt độ phòng ở không cao quá, không gian phải thông thoáng, không bị bí bách. 
  • Không nên mặc quá nhiều quần áo hay quấn nhiều tã cho trẻ.
  • Tắm, vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm, nước khổ qua,… nên để da bé còn hơi ẩm ướt một chút, thoa phấn rôm vào những nơi bé ra nhiều mồ hôi.
  • Cho bé uống nhiều nước, không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt.

Hãy đưa bé tới gặp bác sĩ, những người có chuyên môn khi thấy bé có tình trạng rôm sảy kéo dài hơn 1 ngày, để lâu dễ khiến tình trạng tồi tệ hơn, có thể có biến chứng khiến nhiễm trùng da.

Chốc lở

Cách nhận biết: Làn da của bé sẽ bị nổi mẩn đỏ, những đốm da bị rộp có nước mủ, khi vỡ để lộ các mảng da bị rỉ nước vàng. Khi nước vàng này khô lại sẽ tạo thành một lớp vảy vàng cứng. Đây là loại bệnh ngoài da ở trẻ rất dễ lan và lan rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời.

Thường có 3 loại chốc lở sau:

  • Chốc lở không có các bọng nước: Đây là dạng dễ lây ở trẻ và rất phổ biến, tạo nên các vết lở và các bóng nước nhỏ, nguyên nhân có thể do cả khuẩn liên cầu và tụ cầu.
  • Chốc bọng nước: Là dạng chốc lở ngoài da ở bé có diễn biến nặng và có thể tạo nên những bóng nước lớn như bị bỏng, bóng nước có mủ và dễ bị vỡ.
  • Chốc loét: Đây là tiến triển nặng nhất của bệnh, do có vi khuẩn bên ngoài tác động vào sâu bên trong của lớp da, có thể là 2 loại là khuẩn liên cầu, tụ cầu gây ra.
Bệnh chốc lở ở trẻ nhỏ
Bệnh chốc lỡ ở trẻ

Cách ngăn ngừa nhiễm trùng và lây lan chốc lở:

  • Nên giặt, vệ sinh riêng đồ dùng của bé và cho bé ở trong nhà.
  • Không để các vết chốc lộ ra ngoài tránh cho các chất dịch bên trong bóng nước lây lan vi khuẩn đến các vùng khác trên cơ thể và người tiếp xúc với trẻ;
  • Nên cho bé mặc đồ vừa vặn, thoải mái và thoáng mát.
  • Không để móng tay dài, nên cắt, vệ sinh thường xuyên cho bé để đảm bảo rằng vi khuẩn không ở dưới móng khi bé gãi, hay vô tình chạm vào vết lở, cùng với đó nên tránh tổn thương da và gây vỡ bóng nước.
  • Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh vết lở khoảng một lần mỗi ngày với nước ấm.

Bên cạnh đó, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên môn ngay lập tức khi thấy bé gặp tình trạng chốc lở.

Chàm ở trẻ em (eczema)

Nhận biết: Da bị nổi đỏ theo từng mảng, khô hơn các vùng da bình thường khác. Nếu trở nặng, vùng da sẽ bị viêm và đỏ hơn, nhạy cảm, có ứa nước và dễ bị kích ứng bởi bột giặt, xà phòng,…

Cách chăm sóc và điều trị:

  • Thoa kem dưỡng ẩm cho con 2-3 lần một ngày, nhất là sau khi tắm, ngay cả khi bé chưa mắc bệnh eczema.
  • Nên cho bé mặc đồ vải cotton mềm mại, rộng rãi để hạn chế việc cọ xát, gây kích ứng da.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm trong cơ thể
  • Thường xuyên cắt móng tay cho bé để tránh trường hợp bé gãi, dễ làm trầy xước da.
  • Nên cho đi khám bác sĩ để hạn chế cảm giác ngứa ngáy, điều trị sớm.
Bệnh chàm ở trẻ nhỏ
Bệnh chàm ở trẻ nhỏ khiến bé ngứa ngáy và khó chịu

Nổi mề đay

Nổi mề đay ở trẻ
Bệnh nổi mề đay ở trẻ

Mề đay là một loại bệnh thường gặp trong các loại bệnh ngoài da ở trẻ, với mọi lứa tuổi. Triệu chứng của loại bệnh này là gây ngứa và rất khó chịu, người bệnh liên tục muốn gãi, dễ làm cho da bị tróc, trầy xước, dễ nhiễm trùng và có vết thâm.

Một số lý do gây ra bệnh mề đay như: dị ứng với thời tiết, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, dị ứng với hóa mỹ phẩm, mệt mỏi,….

Đây là loại bệnh không lây, không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì thế, nếu có những dấu hiệu bị bệnh mề đay như da bị nổi mẩn đỏ, hồng, gây ngứa khó chịu,… ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám sớm tại tại các bệnh viện uy tín về chuyên môn cao.

Bệnh tay – chân – miệng 

Bệnh tay chân miệng là một trong các loại bệnh ngoài da truyền nhiễm hay bắt gặp ở trẻ nhỏ, nhất là tầm những bé dưới 5 tuổi. Bệnh có độ lây lan nhanh, có thể thành dịch, thường gặp vào tháng 3 – 5 và từ tháng 8 – 9 hằng năm.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ
Bệnh tay chân miệng ở trẻ

Cách nhận biết:

Bệnh tay chân miệng có các biểu hiện nhận biết khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn, như:

– Giai đoạn đầu: Ủ bệnh từ 3 – 6 ngày.

– Giai đoạn bộc phát bắt đầu với những triệu chứng như:

  • Bé sẽ bị sốt (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C), uể oải.
  • Có dấu hiệu đau họng.
  • Bé lười ăn.
  • Bị tổn thương ở răng và miệng.
  • Chảy nước miếng nhiều.
  • Bị tiêu chảy vài lần trong một ngày.

– Giai đoạn toàn phát thường sau 1 – 2 ngày bộc phát bệnh, bé bắt đầu có những triệu chứng cơ bản của bệnh như: Bị phát ban dạng bỏng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, mông, đầu gối, loét miệng, có mụn lở, rộp da,…

Bệnh tay chân miệng hiện tại chưa có thuốc đặc trị hay vaccine ngừa bệnh. Cách điều trị chủ yếu thường là điều trị triệu chứng, dùng những loại thuốc hạ sốt, giảm đau, hoặc làm theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.

Trên là một số loại bệnh ngoài da ở trẻ thường gặp, ba mẹ nên chú ý, tìm hiểu kỹ khi thấy con có những dấu hiệu trên và đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ, nơi có chuyên môn cao, uy tín để kịp thời chữa trị cho bé.

Để tìm hiểu sâu hơn cùng theo dõi Fanpage TeenyBling nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *